Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, ngày 21/6, Bộ Y tế Campuchia thông báo ghi nhận thêm 735 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc tại nước này từ đầu mùa dịch đến nay lên 43.446 ca. Trong số các ca mắc mới có 708 ca lây nhiễm trong cộng đồng và 27 ca nhập cảnh.


Người dân đợi tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại một điểm tiêm chủng ở Jakarta, Indonesia, ngày 16/6/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Trong khi đó, số người tử vong vì COVID-19 vẫn ở mức cao. Sau hai ngày cuối tuần trước ghi nhận 37 ca tử vong, ngày 21/6 có thêm 10 người tử vong mới, nâng số trường hợp không qua khỏi vì COVID-19 tại Campuchia lên 441 người.

Báo Khmer Times vừa đưa tin dịch COVID-19 lây lan nhanh có thể liên quan đến biến thể mới của virus SARS-CoV-2 từ một số nước khác đang khiến Campuchia lo ngại khó kiểm soát được dịch bệnh trong nước. Trên thế giới, làn sóng lây nhiễm mới từ các biến thể Alpha và Delta đang diễn biến phức tạp và nguy hiểm. Tại Campuchia, cuối tuần trước, Viện Pasteur đã phát hiện thêm 7 ca nhiễm biến thể Delta ở các tỉnh Oddar Meanchey, Siem Reap, Banteay Meanchey và Kampot. 

Người phát ngôn Bộ Y tế Campuchia kiêm người đứng đầu Ủy ban Tiêm phòng COVID-19 của Campuchia, bà Or Vandine, cũng lên tiếng bày tỏ lo ngại trước tình trạng dịch bệnh lây lan nhanh chóng tại nước này cùng số ca tử vong tiếp tục ở mức cao. Bà kêu gọi mọi người nâng cao cảnh giác và tự bảo vệ bản thân, tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch của Bộ Y tế.

Để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, chính quyền thủ đô Phnom Penh đã quyết định tái áp đặt hạn chế đối với một số hoạt động và kinh doanh có rủi ro cao làm lây lan dịch COVID-19, cũng như ngừng các cuộc tụ họp đông người thêm 14 ngày từ 20/6-3/7/2021. Theo đó, một số hoạt động tiếp tục tạm dừng gồm quán karaoke, quán bar, sòng bạc, khu nghỉ dưỡng, bảo tàng, cơ sở mát xa, phòng tập gym và trung tâm thể thao. Chính quyền Phnom Penh cũng thông báo sẽ ngừng các hoạt động khác nếu thấy cần thiết và phù hợp với tình hình phát sinh trong công tác phòng chống dịch.

Số ca mắc COVID-19 tại Indonesia đã vượt ngưỡng 2 triệu ca khi Bộ Y tế nước này thông báo thêm 14.536 ca mắc mới COVID-19, mức cao nhất kể từ khi dịch bùng phát và vượt kỷ lục cũ được ghi nhận hôm 30/1 vừa qua với 14.518 ca. Số ca tử vong cũng tăng thêm 294 ca lên 54.956 ca.

Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, như vậy, kể từ khi Tổng thống Joko Widodo công bố các ca dương tính đầu tiên vào đầu tháng 3/2020, Indonesia đã ghi nhận tổng cộng 2.004.445 ca, trong đó 1.801.761 ca đã bình phục. Tính đến nay, vẫn còn 147.728 người đang được điều trị hoặc cách ly, bên cạnh 124.845 ca nghi nhiễm.

Sự gia tăng đột biến số ca mắc COVID-19 đã khiến chính quyền các tỉnh thành siết chặt các biện pháp phòng chống dịch, đặc biệt là trong bối cảnh cả 3 biến thể nguy hiểm nhất trên thế giới hiện nay đều đã được ghi nhận tại Indonesia. Chính quyền Đặc khu hành chính Yogyakarta đang cân nhắc tái áp đặt lệnh phong tỏa quy mô lớn (PSBB), trong khi Thống đốc tỉnh Tây Java, ông Ridwan Kamil đã đặt vùng Đại Bandung trong tình trạng cảnh báo cao. Tại thủ đô Jakarta, Thống đốc Anies Baswedan đã ra lệnh cấm tất cả các hoạt động cộng đồng sau 21h. Các kế hoạch mở lại trường học cũng bị hủy bỏ tại một số địa phương như Jakarta, Bogor, Bandung. 

Chính phủ Indonesia cũng đã quyết định kéo dài thời gian thực hiện lệnh hạn chế các hoạt động cộng đồng quy mô nhỏ (PPKM) trong hai tuần kể từ ngày 22/6-5/7 tới. Theo Bộ trưởng Điều phối các vấn đề kinh tế Airlangga Hartarto, các biện pháp hạn chế này sẽ được áp dụng đối với các "vùng đỏ" - nơi các ca mắc COVID-19 đang gia tăng mạnh. Các nhà hàng, quán cà phê và quán ăn tại các khu chợ cũng như trung tâm mua sắm chỉ được hoạt động ở mức tối đa 25% công suất, trong khi dịch vụ bán hàng ăn mang đi cũng chỉ được phép mở cửa đến 20h. Văn phòng của các doanh nghiệp nhà nước (SOE) và các doanh nghiệp thuộc sở hữu của chính quyền địa phương tại các "vùng đỏ” COVID-19 chỉ được hoạt động với 25% công suất và 75% nhân viên còn lại buộc phải làm việc tại nhà.

Trong khi đó, các văn phòng nằm tại các khu vực còn lại chỉ được phép hoạt động với 50% công suất và phải tuân thủ các quy trình y tế nghiêm ngặt. Các lĩnh vực thiết yếu, như sản xuất, dịch vụ công cộng, các dự án quan trọng quốc gia và địa điểm cung cấp các nhu cầu cơ bản của người dân vẫn được phép hoạt động 100% công suất song phải điều chỉnh về giờ giấc hoạt động và tuân theo các giao thức y tế chống COVID-19.

Cùng ngày, Thái Lan thông báo có thêm 3.175 ca mắc mới, đánh dấu ngày thứ 5 liên tiếp ghi nhận hơn 3.000 ca mắc trong bối cảnh quốc gia Đông Nam Á này đang dần nới lỏng các biện pháp hạn chế để phục hồi kinh tế.

Với số ca nhiễm mới trên, hiện Thái Lan đã ghi nhận tổng cộng 221.306 ca mắc COVID-19, với hơn 85% trong số đó được ghi nhận kể từ ngày 1/4 khi đợt dịch thứ ba tấn công và nhanh chóng lan rộng khắp đất nước. Cũng trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 29 ca tử vong do COVID-19, nâng số bệnh nhân không qua khỏi lên 1.658 người.

Trong bối cảnh tình hình COVID-19 ở Thái Lan vẫn diễn biến nghiêm trọng, đặc biệt là ở thủ đô Bangkok và các tỉnh lân cận, Chính phủ Thái Lan đã từng bước nới lỏng các biện pháp hạn chế trên toàn quốc. Kể từ ngày 21/6, các nhà hàng ở Bangkok có thể phục vụ đồ ăn đến 23h, trong khi các hồ bơi, cơ sở giáo dục, thư viện và sân vận động được phép mở cửa trở lại.

 

                               Theo Baotintuc

Các tin khác


Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho phía Bắc Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 15/4, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Sameh Shoukry đã kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza, đặc biệt là ở phía Bắc, trong cuộc họp tại Cairo với Điều phối viên cấp cao về nhân đạo và tái thiết tại Dải Gaza của Liên hợp quốc (LHQ), bà Sigrid Kaag.

Sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống

Trong phiên giao dịch sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống, bất chấp mối lo ngại sau cuộc tấn công trả đũa của Iran nhằm vào Israel.

Liên hợp quốc tìm cách tháo ngòi “thùng thuốc súng”Trung Đông

Theo phóng viên TTXVN tại New York, chiều 14/4 (giờ địa phương), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức phiên họp khẩn về tình hình Trung Đông, trọng tâm là vụ Iran tấn công trả đũa Israel hôm 13/3.

Hệ thống phòng không Israel căng mình chống tên lửa, máy bay không người lái Iran

Tối 13/4, Iran đã phóng loạt tên lửa và máy bay không người lái hướng đến lãnh thổ Israel.

Hàng không Mỹ đề xuất hạn chế cấp phép cho các chuyến bay từ Trung Quốc

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, các hãng hàng không lớn của Mỹ và một số nghiệp đoàn đang yêu cầu chính quyền Tổng thống Joe Biden ngừng phê duyệt thêm chuyến bay giữa Mỹ và Trung Quốc do chính sách "chống cạnh tranh” mà Trung Quốc áp đặt lên các hãng hàng không Mỹ.

Tình hình kinh tế đáng lo ngại ở đất nước có lạm phát cao nhất thế giới

Ngày 12/4, Viện Thống kê và Điều tra quốc gia Argentina (INDEC) cho biết, tỷ lệ lạm phát tại nước này trong tháng 3/2024 đứng ở mức 11% so với tháng trước đó.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục