Giới chức Mỹ chật vật đối phó vấn đề "phủ sóng” vaccine khi công tác tiêm chủng Covid-19 là nhiệm vụ khó khăn bởi nhiều người Mỹ từ chối tiêm vaccine do quan ngại tác dụng phụ.


Tiêm vaccine (Ảnh: Reuters)

Tại các khu vực chưa được tiêm chủng, số ca mắc mới tiếp tục tăng và đa số là nhiễm biến thể Delta. Ở các bang vùng sâu, vùng xa ở miền nam nước Mỹ, số ca nhập viện tăng do người dân từ chối tiêm chủng và nhiều liều vaccine đã hết hạn sử dụng. Trong khi đó, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã điện đàm với Tổng thống Mexico về việc mở cửa hoàn toàn biên giới đường bộ chung và việc hai nước hợp tác chống dịch. Nhằm tạo thuận lợi cho vấn đề này, Mexico thông báo Mỹ sẽ hỗ trợ thêm 8,5 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 cho nước này.

Tại Canada, chính quyền tỉnh Quebec đông dân thứ hai của nước này thông báo, người dân muốn dùng bữa tại nhà hàng, đi quán bar, tập thể dục, hoặc tham dự lễ hội sẽ phải xuất trình "hộ chiếu vaccine” từ ngày 1/9 tới. Giới chức y tế Canada cảnh báo, dù hơn 60% người dân nước này đã được tiêm vaccine, song tỷ lệ lây nhiễm có thể tăng trở lại do sự xuất hiện của các biến thể.

Trước tình trạng bất bình đẳng trong tiếp cận vaccine ngừa Covid-19 toàn cầu, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hối thúc 20 người có quyền lực trên thế giới đảo ngược tình trạng này trước tháng 10 tới. Đó là những người đứng đầu các công ty lớn liên quan vaccine ngừa Covid-19, các nước ký hợp đồng mua hầu hết vaccine và các nước sản xuất vaccine. Tại các nước có thu nhập cao, 104 liều được tiêm cho 100 người, song tỷ lệ này tại 29 nước có thu nhập thấp nhất, chỉ có 2 liều được tiêm cho 100 người.

Nhiều nước tiếp tục đẩy mạnh việc sản xuất và tăng hiệu quả của vaccine nhằm đối phó các biến thể mới. Bộ trưởng Y tế Nga công bố đánh giá mới nhất về hiệu quả của vaccine Sputnik V trong phòng, chống biến thể Delta, theo đó vaccine này có hiệu quả phòng bệnh khoảng 83%. Cơ quan quản lý sản phẩm y tế Trung Quốc vừa phê duyệt việc thực hiện các thử nghiệm quy mô trong nước nhằm tiêm kết hợp vaccine CoronaVac sử dụng công nghệ bất hoạt của hãng Sinovac và một loại vaccine công nghệ DNA do công ty công nghệ sinh học Mỹ Inovio phát triển. 

Trong nỗ lực của Liên hiệp châu Âu (EU) hỗ trợ tiêm chủng ở các nước đối tác, Ủy ban châu Âu (EC) đã tăng gói viện trợ từ 40 triệu euro lên 75 triệu euro để triển khai các loại vaccine ngừa Covid-19 an toàn và hiệu quả cũng như tăng tốc các chiến dịch tiêm chủng ở sáu quốc gia thuộc quan hệ Đối tác phía Đông. Đây là một phần trong phản ứng toàn cầu với Covid-19 của Nhóm châu Âu (Team Europe).


Theo Báo Nhân Dân


Các tin khác


Nam Phi cử 400 lính cứu hỏa hỗ trợ dập cháy rừng ở Canada

Phóng viên TTVXN tại Nam Phi dẫn thông báo của Bộ Lâm nghiệp, Ngư nghiệp và Môi trường nước này ngày 2/6 cho biết Nam Phi sẽ gửi 400 lính cứu hỏa đến tỉnh bang Alberta của Canada để hỗ trợ công tác dập tắt các đám cháy rừng.

Trên 420 người tử vong do dịch tả ở Cameroon

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 1/6, Bộ Y tế Cameroon cho biết đã có thêm 26 người tử vong trong đợt bùng phát dịch tả đang hoành hành tại nước này trong hai tuần qua, nâng tổng số nạn nhân lên 426 người. Ngoài ra có khoảng 1.868 trường hợp được xác nhận mắc bệnh.

Nga phản ứng với biện pháp đáp trả của Mỹ về hiệp ước New START

Đại sứ quán Nga tại Mỹ cho biết các biện pháp đáp trả của Washington liên quan Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới (New START) sẽ không làm thay đổi quan điểm của Moskva.

Tỉnh miền Trung Argentina tăng cường xúc tiến thương mại với ASEAN

Theo phóng viên TTVXN tại Buenos Aires, trong các ngày từ 31/5-2/6, Ủy ban Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Argentina (ACBA) đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Entre Ríos với mục đích thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai bên.

Tiếp diễn xung đột tại Sudan khiến 18 dân thường thiệt mạng

Theo hãng tin AFP, các cuộc pháo kích đã khiến 18 dân thường thiệt mạng tại một khu chợ ở thủ đô Khartoum của Sudan trong bối cảnh giao tranh giữa quân đội nước này với Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự đối địch không có dấu hiệu hạ nhiệt.

Australia nỗ lực giúp bệnh nhân khắc phục chứng "COVID kéo dài"

Ngày 1/6, Australia đã chính thức bước vào mùa Đông trong khi nước này đang phải đối mặt với tình trạng gia tăng số ca mắc COVID-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục