Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 670.485 trường hợp mắc COVID-19 và 9.549 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 216 triệu ca bệnh, trong đó trên 4,49 triệu người không qua khỏi.


Điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện Hoàng gia Papworth, Anh. Ảnh: Getty Images/TTXVN

Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 28/8 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 216.122,932 ca, trong đó có 4.497.327 người tử vong.

Số ca mắc bệnh trong ngày đang có dấu hiệu tăng mạnh trở lại trên phạm vi toàn cầu, với những vùng dịch "nóng nhất” ở châu Á và châu Âu, trong khi số ca tử vong vẫn ở mức đáng quan ngại. Số ca mắc mới và tử vong tăng trở lại trên phạm vi toàn cầu. Hàng loạt nước tại châu Á mấy ngày qua đã quyết định kéo dài hoặc tái phong tỏa nghiêm ngặt để đối phó với làn sóng dịch mới.

Nhiều nước Á-Âu tình hình đang leo thang trở lại với sự bùng phát của biến chủng virus Delta hết sức nguy hiểm. Đặc biệt, Mỹ, Ấn Độ, Iran, Anh và Brazil số ca mắc mới vẫn cao một cách báo động. Sau một thời gian, Mỹ lại quay lại vị trí quốc gia có số ca mắc mới và tử vong trong ngày cao nhất thế giới.


Cảnh vắng vẻ trên đường phố tại Auckland, New Zealand, trong thời gian phong tở phòng dịch COVID-19, ngày 18/8/2021. Ảnh: THX/ TTXVN

Đại dịch sau gần 2 năm đến nay xuất hiện và lây lan ở 219 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 193 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 18 triệu ca và 112.857 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 27/8, thế giới có 88 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 68 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì đại dịch.

Mỹ vẫn là nước chịu tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh với trên 39,5 triệu ca nhiễm, trong đó 653.237 ca tử vong. Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ cho biết số ca phải nhập viện vì COVID-19 ở nước này trong ngày 27/8 đã vượt ngưỡng 160.000 ca, mức cao nhất trong 8 tháng qua, trong bối cảnh biến thể siêu lây nhiễm Delta lan nhanh. Ca tử vong một ngày qua ở Mỹ cũng trên 1.100 trường hợp.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ cho biết số ca nhập viện đã tăng hơn gấp đôi trong một tháng qua. Riêng tuần qua, trung bình mỗi giờ có hơn 500 người phải nhập viện để điều trị COVID-19. Mặc dù miền Nam nước Mỹ là tâm dịch của đợt bùng phát mới nhất, song số ca nhập viện lại có chiều hướng gia tăng trên cả nước, trong đó trẻ em chiếm 2,3%.


Kiểm tra thân nhiệt phòng lây nhiễm COVID-19 trước khi vào nhà máy ở Dhaka, Bangladesh, ngày 23/8/2021. Ảnh: THX/ TTXVN

Đứng thứ 2 là Ấn Độ với hơn 32,6 triệu ca bệnh, trong đó có 436.889 ca tử vong, sau khi có thêm 44.658 ca mắc mới và 496 ca tử vong. Đây là ngày thứ 2 liên tiếp, số ca mắc mới ở quốc gia châu Á này cao hơn 40.000 trường hợp. Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh diễn biến xấu trở lại, Chính phủ Ấn Độ đã yêu cầu chính quyền các bang Kerala và Maharashtra cân nhắc ban bố lệnh giới nghiêm ban đêm ở các khu vực có tỷ lệ lây nhiễm cao.

Hàn Quốc hiện đang phải vật lộn với số ca mắc COVID-19 ngày càng tăng cao ở những người lao động nhập cư. Nhiều người trong số này đang sống và làm việc trong những điều kiện rất dễ bùng phát ổ dịch. Theo các cơ quan y tế Hàn Quốc, trong tuần trước, nước này ghi nhận 1.665 trường hợp lao động nước ngoài mắc bệnh, tăng 20,7% so với tuần trước đó.

Nhóm lao động này chiếm 13,6% tổng số ca mắc mới hồi tuần trước, tăng 2,5% so với tỷ lệ 11,1% ghi nhận trong tuần trước đó và cao hơn nhiều so với tỷ lệ người nước ngoài sinh sống tại Hàn Quốc, hiện là 3,8%. Trong khi đó, Hàn Quốc cho biết sẽ dỡ bỏ quy định hạn chế nhập cảnh đối với hành khách đến từ các nước Liên minh châu Âu (EU) và Khu vực Schengen, từ ngày 1/9 tới.

Tại Nhật Bản, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi cho biết số bệnh nhân nguy kịch ở nước này đã tăng cao kỷ lục ngày thứ 15 liên tiếp, vượt ngưỡng 2.000 người, cao hơn rất nhiều so với mức đỉnh của đợt bùng phát thứ 4 là 1.413 ca. Trong 47 tỉnh, thành ở Nhật Bản, Osaka có số bệnh nhân nguy kịch cao nhất (510 người), tiếp theo là Tokyo (276 ca), Kanagawa (249 ca) và Saitama (161 ca). Bộ này cũng vừa quyết định cho phép sử dụng hỗn hợp kháng thể đơn dòng Ronapreve để chữa trị cho các bệnh nhân COVID-19 ngoại trú tại một số cơ sở y tế.

Tại châu Đại Dương, Australia ghi nhận 982 ca nhiễm mới, trong đó có tới 882 ca tại New South Wales (NSW) - bang đông dân nhất cả nước. Victoria, bang đông dân thứ hai ở nước này, ghi nhận 79 ca mắc mới, còn Vùng lãnh thổ thủ đô Australia (ACT) thông báo 21 ca mắc mới, mức cao nhất trong ba ngày trở lại đây. Cho đến nay, khoảng một nửa dân số Australia ở NSW, Victoria và ACT vẫn đang sống trong khu vực áp dụng lệnh phong tỏa nhằm ngăn chặn dịch COVID-19.

New Zealand ghi nhận 70 ca mắc mới, trong đó có 14 ca ở thành phố Auckland. Như vậy, New Zealand có tổng cộng 347 ca mắc COVID-19 trong đợt bùng phát mới này. Do số ca nhiễm mới tiếp tục tăng lên, New Zealand đã gia hạn lệnh phong tỏa toàn quốc đến tuần tới và để ngỏ khả năng tiếp tục kéo dài các biện pháp hạn chế tại thành phố Auckland, tâm dịch hiện nay ở nước này. Theo quy định phong tỏa cấp độ 4, các trường học và công ty đều phải đóng cửa, trừ những cơ sở kinh doanh hàng thiết yếu như siêu thị, hiệu thuốc và trạm dịch vụ.

Tại châu Âu, Chính phủ Slovakia quyết định áp đặt các biện hạn chế nghiêm ngặt hơn từ tuần tới đối với 14 trên tổng số 79 huyện do các ca bệnh gia tăng trở lại. Slovakia đưa ra quyết định này sau khi ghi nhận số ca nhiễm mới theo ngày cao nhất trong vòng 3 tháng, với 161 ca vào ngày 25/8. Số ca COVID-19 tại Slovakia đã tăng nhẹ trong vài tuần qua với tỷ lệ 2,7% các mẫu được phân tích có kết quả dương tính.

Bộ Y tế Đan Mạch thông báo nước này sẽ nới lỏng tất cả biện pháp phòng dịch vào ngày 10/9 tới với lý do dịch COVID-19 không còn mối đe dọa của xã hội khi 70% dân số quốc gia Bắc Âu này đã tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19. Đan Mạch là một trong số quốc gia đầu tiên thực hiện lệnh phong tỏa một phần vào tháng 3/2020, sau đó nhiều lần nới lỏng rồi siết chặt các biện pháp này.

Ở châu Mỹ, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học quốc gia Mexico (UNAM) đã sáng tạo ra loại khẩu trang có khả năng tiêu diệt COVID-19 bằng việc sử dụng các lớp nano bạc và đồng. Khẩu trang 3 lớp mới được phát triển có tên gọi SakCu. Loại khẩu trang này có thể tái sử dụng và giặt rửa lên đến 10 lần mà không làm mất đi khả năng diệt khuẩn.

Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 27/8, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 84.405 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 216.500 người.

Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có tới 6 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Philippines và Việt Nam. Đông Nam Á tiếp tục là điểm dịch nóng nhất châu Á.

Ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia, tình hình dịch bệnh tại "quốc gia vạn đảo” đã kéo dài nhiều tháng ở mức đỉnh với số ca mắc mới và ca tử vong nhiều ngày liên tiếp luôn cao nhất khu vực và châu Á. Tuy nhiên, trong vòng mấy ngày qua, điểm nóng này tiếp túc dấu hiệu chững lại, khi số ca mắc và tử vong đều đi ngang hoặc không tăng mạnh.

Trong khi đó, diễn biến dịch vẫn nghiêm trọng ở Philippines mấy ngày gần đây. Trong 1 ngày qua, nước này ghi nhận số ca tử vong vẫn ở mức cao, với 113 trường hợp.

Malaysia tình hình dịch bệnh đang ngày càng đáng lo ngại. Nước này hiện là điểm dịch nóng thứ hai của khu vực sau Indonesia, khi làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Malaysia đang chứng kiến xu thế dịch leo thang do số ca mắc mới/ngày tăng nhanh và mạnh suốt mấy tuần vừa qua, trong khi số người chết vì COVID-19 cũng ở mức báo động. Số ca mắc mới liên tiếp lập kỷ lục buồn tại Malaysia. Ngày 27/8, Malaysia ghi nhận ca mắc mới cao nhất Đông Nam Á.

Ngày 27/8, số ca tử vong vì dịch bệnh tại Malaysia cũng ở mức đáng ngại với 339 trường hợp không qua khỏi (đứng thứ tư trong khối ASEAN). Trước làn sóng dịch nguy hiểm mới, Chính phủ Malaysia tiếp tục gia hạn phong tỏa toàn quốc với hy vọng đảo chiều đồ thị dịch bệnh.

Theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ qua không công bố số liệu dịch bệnh. Tình hình COVID-19 tại nước này mấy ngày trước cũng ở mức báo động.

Thái Lan cũng là điểm nóng dịch mới khi số ca lây nhiễm cộng đồng tăng vọt trong vài tuần gần đây, buộc nước này phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch tại nhiều tỉnh, lùi ngày mở cửa du lịch. "Xứ sở chùa Phật Ngọc” trong ngày 27/8 ghi nhận thêm trên 18.702 ca bệnh mới (nhiều thứ ba khu vực), trong khi số ca tử vong là 273 người, ngang mức của mấy ngày trước đó.

Đã nhiều ngày liên tiếp Thái Lan ghi nhận ca mắc mới ở mốc gần 20.000 ca/ngày. So với 1 tuần trước, số ca mắc mới tại Thái Lan đang chứng kiến đà tăng mạnh, số ca tử vong cũng ở mức cao một cách đáng ngại. Thủ đô Bangkok tiếp tục bị áp lệnh giới nghiêm.

Campuchia dịch bệnh đang bớt nghiêm trọng và đáng ngại hơn khi nước này chỉ có 411 bệnh nhân mới và 17 ca tử vong trong một ngày qua. Campuchia đang dần đi qua giai đoạn đỉnh hịch và số ca mắc mới cũng như tử vong vì COVID-19 tại nước này đang tiếp đà thuyên giảm. Thủ đô Phnom Penh hiện là điểm dịch nặng nhất của Campuchia. Trước tình hình mới, Campuchia đang tính nới lỏng giãn cách xã hội.

Singapore ngày 27/8 cũng ghi nhận tới 120 ca COVID-19 mới, song không có ca tử vong.

Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 216.591 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 1.697 ca so với 1 ngày trước. Trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 9.744.082 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 8.424.788 trường hợp.

Toàn khối vẫn chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp khi chủng mới Delta đang làm bùng phát các dịch đợt mới ở nhiều nước thành viên. Trong 24 giờ qua, 8/10 nước thành viên trong ASEAN đều ghi nhận các ca COVID-19 mới (Myanmar không công bố số liệu).

Một nhóm các nhà hoạch định chính sách toàn cầu, có nhiệm vụ ứng phó với cuộc khủng hoảng COVID-19, ngày 27/8 đã kêu gọi các quốc gia có nguồn dự trữ vaccine lớn chia sẻ "vũ khí hữu hiệu” trong cuộc chiến chống COVID-19 với các chương trình phân phối tới các nước có thu nhập thấp hơn.

Trong một tuyên bố chung, Nhóm các nhà lãnh đạo đa phương, bao gồm người đứng đầu Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) lưu ý rằng hiện mới có chưa đầy 2% số người trưởng thành ở hầu hết các nước thu nhập thấp đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Con số này quá thấp so với mức gần 50% ở các nước có thu nhập cao.

Nhóm trên nhấn mạnh cuộc khủng hoảng bất bình đẳng vaccine đang tạo ra "khoảng cách nguy hiểm” về tỷ lệ sống sót trong COVID-19, cũng như trong nền kinh tế toàn cầu. Do đó, nhóm các nhà lãnh đạo đa phương kêu gọi Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) "khẩn trương" thực hiện các cam kết chia sẻ vaccine, bởi hiện mới có chưa đầy 10% số liều vaccine được cam kết chia sẻ được chuyển đi. Bên cạnh đó, nhóm này còn kêu gọi các nước loại bỏ các hạn chế xuất khẩu đối với vaccine ngừa COVID-19.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Nổ súng vào đám đông dự tiệc ở Mỹ, ít nhất 2 người thiệt mạng

Ít nhất 2 người đã thiệt mạng và 6 người khác bị thương trong vụ nổ súng tại một bữa tiệc đường phố ở thành phố Memphis, bang Tennessee của Mỹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục