Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo đại dịch COVID-19 có thể "tiếp diễn hơn 1 năm” bởi các nước nghèo chưa thể tiếp cận được nguồn vaccine họ cần.
Lô vaccine COVID-19 được chuyển đến Sudan qua chương trình COVAX vào đầu tháng 10. Ảnh: Getty Images
Đài BBC (Anh) ngày 21/10 dẫn lời tiến sĩ Bruce Aylward, một lãnh đạo cấp cao tại WHO, đánh giá dịch COVID-19 có thể "dai dẳng đến năm 2022”. Chưa đầy 5% dân số châu Phi được tiêm vaccine COVID-19 trong khi hầu hết châu lục khác tỷ lệ này là 40%.
Ông Aylward đã kêu gọi các quốc gia giàu tạm lùi về phía sau để công ty dược có thể ưu tiên những nước thu nhập thấp.
Liên minh các quỹ từ thiện The People's Vaccine cho biết mới chỉ có tỷ lệ 1/7 vaccine COVID-19 mà các công ty dược và quốc gia giàu có cam kết chuyển giao đã "cập bến” điểm đến là những nước nghèo hơn.
Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) trong hội nghị tại Anh vào tháng 6 đã cam kết chuyển vaccine cho sáng kiến COVAX hoặc trực tiếp đến các quốc gia châu Phi. Liên minh Toàn cầu về vaccine và Tiêm chủng (GAVI) cùng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã sáng lập COVAX nhằm đảm bảo phân phối vaccine phòng COVID-19 toàn cầu.
Nhiều quốc gia châu Phi dựa vào các thỏa thuận song phương và COVAX khi khởi động chương trình tiêm vaccine COVID-19. Vào đầu năm nay, một số quốc gia gặp khó khăn trong việc nhận vaccine qua COVAX nhưng tình hình được cải thiện vào tháng 7 và tháng 8.
WHO đặt mục tiêu đến cuối năm 2021, 40% dân số thế giới sẽ tiêm đủ vaccine COVID-19. Nhưng gần đây COVAX thậm chí còn giảm số liều vaccine dự kiến chuyển đến châu Phi, từ 620 triệu liều xuống chỉ còn 470 triệu liều. Số vaccine này chỉ có thể tiêm đủ 2 mũi cho 17% dân số châu Phi. "Lục địa Đen” cần thêm 500 triệu liều vaccine COVID-19 để đạt mục tiêu 40% vào cuối tháng 12.
Do vậy, giám đốc WHO tại châu Phi Matshidiso Moeti cảnh báo: "Với tỷ lệ này, châu Phi chỉ có thể đạt mục tiêu tiêm đủ vaccine COVID-19 cho 40% dân số vào cuối tháng 3/2022”.
Theo Báo Tin tức
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, Liên hợp quốc (LHQ) ngày 30/9 cho biết Cộng hòa Dân chủ (CHDC) Congo đang chứng kiến số lượng trẻ em bị giết, bị thương tật, bị bắt cóc hoặc bị tấn công tình dục ở mức cao kỷ lục trong năm 2023 và là năm thứ ba liên tiếp.
NATO từng lo ngại về điểm yếu lớn nhất của mình với Nga về cái gọi là "Khoảng trống Suwalki". Nhưng nguy cơ này bây giờ giảm đi đáng kể do cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Ngày 29/9, Lực lượng an ninh Somalia đã bắt giữ một thủ lĩnh cấp cao của lực lượng Al-Shabaab, kẻ chịu trách nhiệm mua sắm vũ khí và thiết bị nổ cho nhiều vụ tấn công khủng bố trên khắp Somalia.
Căng thẳng Đức - Italy đang cản trở thỏa thuận của EU về các quy tắc mới để giải quyết khủng hoảng di cư ở châu Âu.
Hãng thông tấn Armenpress của Armenia ngày 29/9 dẫn lời giới chức tại khu vực Nagorny-Karabakh cho biết số người thiệt mạng trong vụ nổ và cháy kho nhiên liệu ở khu vực này đã tăng lên 170 người.
Quả tên lửa rơi xuống ngôi làng của Ba Lan, từng làm dấy lên lo ngại về nguy cơ leo thang xung đột ở Ukraine, đã được Bộ trưởng Tư pháp Ba Lan xác nhận là thuộc về Kiev.