Khi các quốc gia phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga sau chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, thế giới đã quay cuồng trong vòng xoáy khủng hoảng năng lượng.


Giếng lọc dầu ở gần sông Irtysh ở Omsk, Tây Nam Siberia, Nga.

Theo đài RT (Nga), trong bài phát biểu tại Hội nghị Độc lập Năng lượng ở Bercy hôm 9/3, Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire nhận định: "Không quá lời khi nói rằng cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay có thể sánh ngang với cú sốc dầu mỏ năm 1973 cả về mức độ và tác động thiệt hại”. Ông cho biết thêm rằng kế hoạch hỗ trợ người dânsẽ chỉ khiến giá nhiên liệu tiếp tục leo thang. Ông cho rằng Pháp không nên lặp lại những sai lầm tương tự năm 1973 trong năm 2022.

Theo ông Le Maire, thế giới phải phát triển một mô hình khác để ứng phó với cuộc khủng hoảng này nhằm tránh tình trạng "đình lạm” (lạm phát kèm suy thoái) - chỉ hiện tượng nền kinh tế tăng trưởng chậm trong khi lạm phát tăng mạnh. Bộ trưởng cho rằng biện pháp tốt nhất để đối phó với với cú sốc này chính Pháp và Liên minh châu Âu độc lập hoàn toàn về năng lượng.

Cú sốc dầu mỏ năm 1973 xảy ra do ảnh hưởng của cuộc xung đột Arab-Israel. Khi đó, 6 nước Arab thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã cấm xuất khẩu dầu mỏ sang các nước hỗ trợ Israel, đặc biệt là Mỹ. Lệnh cấm này khiến giá dầu tăng gấp 4 lần, đẩy các nền kinh tế phương Tây vào suy thoái và lạm phát cao.

Nhận định của Bộ trưởng Kinh tế Pháp được đưa ra trong bối cảnh Mỹ và Anh hôm 8/3 đã thông báo cấm nhập khẩu năng lượng của Nga. Lệnh cấm này tiếp tục đẩy giá "vàng đen” leo thang phi mã. Trong khi đó, giá khí đốt và dầu thô bán buôn của EU cũng đã tăng lên mức cao kỷ lục hoặc xấp xỉ kỷ lục trong tuần này do lo ngại gián đoạn nguồn cung từ Nga.

Trong thông báo mới, Công ty khí đốt Gazprom của Nga khẳng định hoạt động vận chuyển khí đốt qua các đường ống dẫn qua Ukraine sang châu Âu vẫn diễn ra bình thường, với công suất 109,5 triệu m3/ngày như thường lệ.

Vào hôm 24/2, Nga đã triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm phi quân sự hoá Ukraine với mục đích bảo vệ người dân ở hai nước Cộng hoà Nhân dân tự xưng Donetsk và Lugansk.Liên minh châu Âu, các thành viên NATO và đồng minh đã áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt kinh tế nghiêm ngặt đối với các cánhân và thực thể của Nga để trả đũa, bao gồm lệnh cấm xuất khẩu dầu và khí đốt.

 


Theo Baotintuc

Các tin khác


Nga chiếm giữ các vị trí thuận lợi ở khu vực Donetsk

Hôm 25/3, Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng nước này đã chiếm giữ được các vị trí thuận lợi ở khu vực Donetsk.

Xung đột Hamas-Israel: HĐBA LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu ngừng bắn ngay lập tức tại Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại New York, ngày 25/3, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã lần đầu tiên thông qua nghị quyết yêu cầu ngừng bắn tại Gaza.

Israel cân nhắc cho phép dân thường Palestine trở lại miền Bắc Gaza

Ngày 24/3, Israel đã phát đi tín hiệu về khả năng cho phép những người Palestine phải đi lánh nạn có thể trở về nhà tại khu vực miền Bắc Dải Gaza. Đây cũng là một phần của tiến trình đàm phán nhằm thiết lập lệnh ngừng bắn tại khu vực này.

Vụ tấn công tại Moskva: Hai nghi phạm bị buộc tội khủng bố

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Ủy ban Điều tra Liên bang Nga ngày 24/3 đã đưa ra các cáo buộc đối với 2 người đàn ông bị tình nghi tham gia vụ tấn công khủng bố Nhà hát Crocus City Hall hôm 22/3.

Khi đau thương hóa thành sức mạnh

Ngày 24/3, nước Nga tổ chức quốc tang, tưởng nhớ hơn 130 người đã vĩnh viễn ra đi sau trong vụ tấn công khủng bố man rợ và đê hèn ở Moskva.

Vụ tấn công tại Moskva: Nghi phạm khai nhận được hứa trả 1 triệu ruble để xả súng

Theo hãng tin Sputnik của Nga, một trong những nghi phạm thực hiện vụ tấn công khủng bố ở tại nhà hát Crocus City Hall ở thủ đô Moskva của Nga tối 22/3 khai nhận được thuê để giết người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục