Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 656.000 ca mắc COVID-19 và gần 2.000 ca tử vong. WHO cảnh báo sai lầm nếu cho rằng khi đại dịch COVID-19 dần hạ nhiệt và trở thành bệnh đặc hữu, mọi việc sẽ được giải quyết.


Người dân ngắm hoa anh đào nở rộ tại Osaka, Nhật Bản, ngày 13/4/2022.

Theo trang thống kê worldometer.info,tính đến 6hngày 16/4 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhậntổng cộng 503.527.235ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 6.219.572ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 656.552và 1.988 ca tử vong mới.

Số bệnh nhân bình phục đã đạt453.912.762người, 43.790.696bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 42.817 ca nguy kịch.

Trong 24 giờqua, Hàn Quốcdẫn đầu thế giới vềca nhiễm mới với125.808 ca; Pháp đứng thứ hai với 125.394ca; tiếp theo là Đức(88.188ca). Mỹ đứng đầu về số ca tử vong mới, với 308 người chết trong ngày;tiếp theo là Hàn Quốc 264ca và Ngavới 261 ca.

Mỹvẫn là quốc giabị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca nhiễm tại Mỹđến nay là 82.286.630người, trong đó có1.015.229ca tử vong.Ấn Độ đứngthứ hai thế giới, ghi nhận tổng cộng 43.040.695 ca nhiễm, bao gồm521.776ca tử vong.Trong khi đó, Brazilxếp thứ ba với 30.247.302ca bệnh và 661.907ca tử vong.

Châu Âulà khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với trên186triệu ca nhiễm, tiếp đến là châu Á với trên 145triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ ghi nhận trên 97,35triệu canhiễm, Nam Mỹ là trên 56,53triệu ca, tiếp đến là châu Phi trên 11,82 triệu ca và châu Đại Dương 6,4triệu ca nhiễm.

WHO cảnh báo COVID-19 vẫn chưa thể trở thành bệnh đặc hữu

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 14/4 cảnh báo vẫn chưa thể coi COVID-19 là bệnh đặc hữu và hiện vẫn tiềm ẩn nguy cơ cao bùng phát những đợt dịch lớn trên toàn cầu.Giám đốc các chương trình khẩn cấp của WHO, ông Michael Ryan nhận định rằng sẽ là sai lầm nếu cho rằng khi đại dịch COVID-19 dần hạ nhiệt và trở thành bệnh đặc hữu, mọi vấn đề sẽ được giải quyết. Theo ông Ryan, COVID-19 chưa hề thuyên giảm hay trở thành căn bệnh theo mùa mà dịch bệnh này "vẫn gây biến động và có khả năng dẫn đến các đợt dịch lớn".

Ông Ryan cũng nhấn mạnh bệnh đặc hữu không đồng nghĩa với việc mọi thách thức sẽ chấm dứt, đồng thời đưa dẫn chứng bệnh lao và sốt rét là những căn bệnh đặc hữu vẫn khiến hàng triệu người tử vong mỗi năm.

Chia sẻ quan điểm trên, bà Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật về COVID-19 của WHO nhận định rằng virus SARS-CoV-2 vẫn đang lây lan mạnh trên thế giới, là nguyên nhân dẫn đến số lượng lớn các ca tử vong và gây ảnh hưởng nghiêm trọng trên nhiều phương diện.

Theo ông Ryan lý giải, thông thường các bệnh dịch sẽ lắng xuống và có diễn biến đặc hữu, tập trung vào một bộ phận người dân cụ thể. Ông cho biết các bệnh dịch thường có thể trở thành những căn bệnh ở trẻ nhỏ, tương tự như bệnh sởi và bệnh bạch hầu, vì cơ thể trẻ em thường nhạy cảm hơn với các loại virus. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ tiêm chủng giảm, như đã từng xảy ra với việc tiêm vaccine ngừa bệnh sởi, các đợt dịch có thể bùng phát trở lại.

Mỹ cấp phép máy xét nghiệm COVID-19 bằng đường thở

 

Ngày 14/4, Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã cấp phép sử dụng khẩn cấp máy xét nghiệm chẩn đoán COVID-19 đầu tiên phát triển trong nước.
Máy xét nghiệm này cho phép phát hiện các chất hóa học trong hơi thở xuất hiện khi cơ thể nhiễm virus SARS-CoV-2. Việc thực hiện xét nghiệm có thể được thực hiện ở ngay tại phòng khám của các bác sĩ, các bệnh viện và các trạm xét nghiệm lưu động, những nơi có thể tiến hành lấy mẫu và phân tích mẫu bệnh phẩm. Kết quả sẽ có trong 3 phút.

 

Việc thực hiện xét nghiệm, có tên gọi là InspectIR COVID-19 Breathalyzer, đã được chứng minh hiệu quả trong một nghiên cứu quy mô lớn với 2.409 người tham gia, trong đó bao gồm những người mắc bệnh có và không có triệu chứng. Kết quả thử nghiệm cho thấy dụng cụ xét nghiệm này có độ nhạy là 91,2% và độ rõ ràng và chính xác là 99,3%.

FDA đánh giá việc cấp phép cho máy xét nghiệm bằng hơi thở cho thấy tốc độ đột phá nhanh chóng trong việc phát triển các phương thức xét nghiệm để phát hiện COVID-19.

WHO cảnh báo nguy cơ viêm gan cấp tính nặng ở trẻ nhỏ liên quan COVID-19

Ngày 15/4, Văn phòng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại châu Âu cho biết nước Anh đang chứng kiến "sự gia tăng đáng kể và đột ngột" của các trường hợp viêm gan cấp tính nặng ở trẻ nhỏ, được cho là có liên quan tới bệnh COVID-19.

Theo văn phòng trên, WHO đã nhận được thông báo về 10 trường hợp viêm gan cấp tính nặng không rõ nguyên nhân ở trẻ em dưới 10 tuổi trên khắp miền Trung Scotland vào ngày 5/4 vừa qua. Đến ngày 8/4, con số này đã tăng đột biến, lên "74 trường hợp ghi nhận trên toàn Vương quốc Anh".

Những phân tích trong phòng thí nghiệm đã loại trừ khả năng các bệnh nhi nêu trên nhiễm các loại virus viêm gan A, B, C và E (và thậm chí là virus viêm gan D ở một số trường hợp), song lại phát hiện các em nhiễm một trong hai loại virus SARS-CoV-2 và adenovirus, trong đó có nhiều em nhiễm đồng thời cả hai loại virus này.

Theo WHO, cần phải thực hiện các phân tích về sự di truyền của virus để xác định bất kỳ mối liên hệ nào có thể xảy ra giữa các trường hợp nêu trên. Cơ quan này nêu rõ: "Một số trường hợp đã được chuyển đến các khoa chuyên về gan của trẻ em để điều trị và 6 bệnh nhi đã được ghép gan. Tính đến ngày 11/4, chưa có trường hợp nào tử vong".

Không chỉ riêng Vương quốc Anh, nhiều trường hợp tương tự đã được ghi nhận khắp châu Âu. Tại Ireland, 5 trường hợp (bao gồm cả đã xác nhận hoặc đang nghi ngờ) đã được báo cáo. Trong khi đó, Tây Ban Nha có 3 trường hợp bệnh nhi được xác nhận mắc bệnh viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân (trong độ tuổi từ 22 tháng đến 13 tuổi).

Các triệu chứng của những bệnh nhi trên bao gồm vàng da, tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng. WHO cho biết cơ quan chức năng tại các quốc gia nêu trên đang điều tra những trường hợp bệnh lý này. WHO đồng thời kêu gọi các quốc gia thành viên xác định, điều tra và báo cáo về những trường hợp tương tự.

Đức kêu gọi người dân thận trọng dịp nghỉ Lễ Phục sinh

Mặc dù làn sóng COVID-19 hiện tại tại Đức đã qua đỉnh nhưng Viện Robert Koch (RKI) vẫn khuyến nghị người dân cần thận trọng và thể hiện trách nhiệm trong dịp nghỉ Lễ Phục sinh để tỷ lệ lây nhiễm mới không tăng trở lại.

Viện RKI cho biết tỷ lệ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Đức vẫn ở mức "rất cao" với hơn 1 triệu trường hợp nhiễm mới trong vòng một tuần. Tuy nhiên, tỷ lệ này đang có xu hướng giảm (hiện ở mức 1001,5 ca nhiễm mới/100.000 dân trong vòng 7 ngày, giảm 24% so với tuần trước đó). Lần đầu tiên kể từ đầu năm tới nay, số ca nhập viện mới đã giảm ở tất cả các nhóm tuổi. Cũng theo viện trên, hiện năng lực của hệ thống y tế, đặc biệt là khu vực chăm sóc nội trú và các giường chăm sóc đặc biệt, vẫn đang bị quá tải do nhiều nhân viên y tế nhiễm bệnh.

Viện RKI khẳng định diễn biến tiếp theo của đại dịch COVID-19 vẫn phụ thuộc phần lớn vào việc người dân sẽ hành động thế nào trong những ngày tới, đặc biệt là dịp nghỉ Lễ Phục sinh. Viện này kêu gọi người dân cần thận trọng, hành động có trách nhiệm trong những ngày nghỉ lễ và tiếp tục tham gia tiêm vaccine ngừa COVID-19.

Theo quy định của luật phòng chống lây nhiễm mới được Quốc hội Đức thông qua đầu tháng này, đến nay hầu hết các quy định phòng dịch đã được dỡ bỏ. Yêu cầu đeo khẩu trang chỉ còn áp dụng tại một số nơi như bệnh viện, viện dưỡng lão, phòng khám, phương tiện công cộng.

Malaysia tiêm mũi tăng cường thứ hai nhằm bảo vệ nhóm dân số dễ tổn thương

Trong một phát biểu ngày 15/4, Giám đốc điều hành (CEO) công ty ProtectHealth của Malaysia, Tiến sĩ Anas Alam Faizli, nêu rõ khi Malaysia chuyển sang giai đoạn coi COVID-19 là bệnh đặc hữu, điều quan trọng là phải tiếp tục bảo vệ tối ưu cho các nhóm dân số dễ tổn thương nhất, gồm người cao tuổi và những người có nguy cơ cao. Việc lên kế hoạch tiêm mũi tăng cường thứ hai là một trong những nỗ lực như vậy, đặc biệt trong bối cảnh Lễ hội Hari Raya – lễ hội lớn nhất của người Hồi giáo- đang đến gần.

CEO của ProtectHealth cũng khuyến nghị những người có nguy cơ cao nên tự bảo vệ bản thân bằng cách tiêm mũi tăng cường thứ hai, đồng thời khẳng định việc tiêm này được thực hiện trên tinh thần tự nguyện và hoàn toàn miễn phí.

Làonới lỏng quy định xét nghiệm đối với người nhập cảnh

Bộ Y tế Lào cho biết khách quốc tế từng mắc COVID-19 không cần phải xét nghiệm PCR trước khi nhập cảnh vào nước này. Đây là một phần của kế hoạch mở cửa toàn phần đất nước của Chính phủ Lào. Theo quy định mới, người nhập cảnh vào Lào cần có kết quả xét nghiệm PCR trong vòng 72 giờ kể từ thời điểm lấy mẫu xét nghiệm, nhưng người từng khỏi COVID-19 chỉ cần có giấy xác nhận của cơ quan y tế. Khách du lịch khi đến Lào chỉ cần thực hiện thêm xét nghiệm nhanh, thời gian chờ đợi kết quả sẽ phụ thuộc vào số lượng người nhập cảnh ở từng thời điểm. Nếu kết quả xét nghiệm nhanh là âm tính, du khách có thể nhập cảnh mà không cần cách ly, ngược lại, người cho kết quả dương tính sẽ được đánh giá triệu chứng để cách ly tại khách sạn nếu ở thể nhẹ hoặc đưa đi điều trị tại cơ sở y tế nếu ở thể nặng.

Bộ Y tế Lào cho biết đang đề nghị các sân bay, cửa khẩu đường bộ chuẩn bị địa điểm xét nghiệm, hệ thống xử lý rác thải để đáp ứng cơ chế mới. Trong cuộc họp bất thường mới đây, Chính phủ Lào đồng ý về nguyên tắc đề xuất mở cửa đất nước đối với khách du lịch và đã yêu cầu cơ quan chức năng xây dựng cơ chế cụ thể để triển khai thực tế.

Myanmar dỡ bỏ hạn chếtập trung đông người

Bộ Y tế Myanmar ngày 14/4 đã yêu cầu dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đối với các hoạt động tập trung đông người từ ngày 17/4 tới đúng dịp Năm mới của quốc gia này. Quyết định của Bộ Y tế Myanmar được đưa ra trong bối cảnh số ca nhiễm mới và tử vong vì COVID-19 ở nước này giảm đáng kể trong thời gian qua.Trước đó, ngày 16/3, Myanmar đã tăng số lượng người tối đa được phép tham gia các sự kiện tập trung đông người từ 200 người lên 400 người.

Theo bộ trên, ngày 14/4, Myanmar ghi nhận 20 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca bệnh trên cả nước lên 612.480 ca, trong đó 19.434 ca tử vong.

Nguy cơ cao mắc COVID-19 đột phá liên quan tới vấn đề tâm thần

Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ đăng tải trên tạp chí JAMA Network Open số ra ngày 14/4, những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần có nguy cơ cao mắc COVID-19 đột phá hơn những người không gặp vấn đề này. COVID-19 đột phá là tình trạng nhiễm virus SARS CoV-2 ở những người đã tiêm phòng vaccine đầy đủ.

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học tại bang California đã theo dõi hơn 1/4 trong tổng số 1 triệu người (hầu hết là nam giới) đã tiêm chủng đầy đủ theo hệ thống y tế của Cựu chiến binh Mỹ. Một nửa trong số này đã bị chẩn đoán ít nhất 1 lần có vấn đề về tâm thần trong 5 năm qua.

Kết quả cho thấy, nhìn chung 14,8% trong số này mắc COVID-19 đột phá dù đã tiêm phòng đầy đủ. Những người từ 65 tuổi trở lên có lạm dụng chất (như rượu, ma túy...), chứng rối loạn thần kinh, rối loạn lưỡng cực, rối loạn điều chỉnh hoặc lo lắng có nguy cơ mắc COVID-19 đột phá cao hơn 24% so với những người không có chẩn đoán mắc bệnh tâm thần. Còn đối với những người dưới 65 tuổi , nguy cơ này cao tới hơn 11% so với những người không có tiền sử bệnh tâm thần.

Theo người đứng đầu nghiên cứu, Aiofe O'Donovan thuộc Hệ thống y tế cựu chiến binh Mỹ thành phố San Francisco, nghiên cứu này cho thấy số người mắc COVID-19 đột phá gia tăng ở những người bị rối loạn tâm thần không thể được lý giải hoàn toàn bằng yếu tố nhân khẩu học hoặc các điều kiện có sẵn. Ông nhận định: "Có thể khả năng miễn dịch được sản sinh ra sau khi tiêm vaccine đã giảm nhanh và mạnh hơn ở những người bị rối loạn tâm thần, do vậy, họ ít được bảo vệ hơn trước các biến thể mới xuất hiện".

Mũi tăng cường Pfizer có thể ngăn ngừaOmicron ở trẻ em 5-11 tuổi

Ngày 14/4, các hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) - đồng phát triển vaccine Comirnaty ngừa COVID-19, khẳng định mũi thứ 3 vaccine này có thể cung cấp sự bảo vệ đáng kể chống lại biến thể Omicron ở trẻ em khỏe mạnh từ 5 đến 11 tuổi.

Theo Pfizer và BioNTech, kết quả xét nghiệm huyết thanh của 30 trẻ em đã tiêm mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19 cho thấy nồng độ kháng thể trung hòa chống lại Omicron tăng gấp 36 lần. Kháng thể trung hòa chống lại chủng gốc virus SARS-CoV-2, mục tiêu vaccine được phát triển nhắm đến, tăng gấp 6 lần sau khi tiêm mũi tăng cường.

Nghiên cứu được thực hiện để kiểm tra độ an toàn và khả năng sinh miễn dịch ở 140 trẻ em khỏe mạnh trong độ tuổi 5-11 sau khi tiêm mũi tăng cường với liều lượng 10 microgram. Liều lượng mũi tiêm ở người lớn là 30 microgram.

Các hãng dược phẩm trên cho biết họ có kế hoạch nộp đơn xin cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine Comirnaty làm mũi tăng cường cho trẻ em 5-11 tuổi ở Mỹ trong vài ngày tới. Kế hoạch tiếp theo là nộp đơn xin cấp phép tại các cơ quan quản lý dược phẩm khác trên thế giới, trong đó có Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA).

Các chuyên gia y tế nhận định kết quả nghiên cứu mới của Pfizer và BioNTech mang đến tín hiệu tích cực, song quy mô nghiên cứu còn nhỏ. Các chuyên gia cho rằng vẫn cần thêm nhiều dữ liệu để có thể xác định hiệu quả trong việc ngăn ngừa các ca bệnh nặng và nhập viện vì COVID-19 ở trẻ em, cũng như hiệu quả chống lại các biến thể có thể bùng phát trong tương lai.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục