Liên minh châu Âu (EU) đã và đang chuẩn bị cho nguy cơ Nga cắt hoàn toàn nguồn cung khí đốt cho khối này, khi quan hệ giữa hai bên đã xấu đi nhanh chóng kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào cuối tháng 2 vừa qua. Nhưng nguồn cung khí đốt từ Israel khó có thể lấp đầy "khoảng trống" lớn về nguồn cung năng lượng do Nga để lại.


Cơ sở khai thác khí đốt tự nhiên của Israel ở ngoài khơi thành phố Haifa, trên Địa Trung Hải.

 

Ngày 15/6, Israel đã ký một biên bản ghi nhớ (MoU) với Ai Cập và EU tại Cairo sau nhiều vòng đàm phán. Thỏa thuận này cho phép Israel tăng lượng khí đốt được chuyển sang và hóa lỏng ở Ai Cập, sau đó xuất đến châu Âu.

Ngay sau lễ ký kết, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã ca ngợi thỏa thuận này là "một bước tiến lớn” trong việc cung cấp năng lượng cho châu Âu, giữa lúc EU đang cố gắng cắt giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga.

Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng thỏa thuận 5 năm này vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu của châu Âu.

Bà Ofira Ayalon, một giáo sư về môi trường và chính sách năng lượng tại Đại học Haifa, cho hay hai mỏ khí đốt lớn của Israel ngoài khơi bờ biển của họ ở Đông Địa Trung Hải là Tamar và Leviathan cung cấp khoảng 19,5 tỷ m3 khí đốt vào năm 2021. Trong số này, 7,2 tỷ m3 đã được xuất khẩu.

Dựa theo số liệu từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), đây chỉ là một con số nhỏ khi so sánh với 55 tỷ m3 khí đốt mà EU nhập khẩu từ Nga vào năm ngoái – tương đương 45% tổng lượng khí đốt nhập khẩu của khối này.

Ông Adi Wolfson, một chuyên gia về tính bền vững tại Đại học Kỹ thuật Shamoon ở thành phố Beer Sheva, miền Nam Israel, cho biết quốc gia này và Ai Cập khó có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu. Theo ông, cả hai nước đều không có khả năng đáp ứng nhu cầu cho toàn bộ thị trường châu Âu khi cân nhắc đến năng lực sản xuất, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất của họ.

Dù vậy, các chuyên gia đều nhất trí rằng xuất khẩu khí đốt tự nhiên có lợi cho Israel về mặt địa chính trị. Israel đã phát hiện một lượng lớn tài nguyên khí đốt tự nhiên ở phía đông Biển Địa Trung Hải trong 20 năm qua, giúp nước này tích cực nghiên cứu khả năng tăng cường quan hệ quốc tế thông qua hợp tác năng lượng với các nước láng giềng.

EU đã và đang chuẩn bị cho nguy cơ Nga cắt hoàn toàn nguồn cung khí đốt cho khối này, khi quan hệ giữa hai bên đã xấu đi nhanh chóng kể từ khi xung đột Nga - Ukrainenổ ra vào cuối tháng Hai.

Nga hiện đã cắt nguồn cung cấp khí đốt cho một số thành viên EU, bao gồm Phần Lan, Bulgariavà Ba Lan do tranh chấp liên quan tới việc thanh toán khí đốt bằng đồng ruble. Quốc gia này cũng giảm mức cung cấp khí đốt tối đa cho Đức thông qua đường ống Nord Stream xuống 40%.

 


Theo Baotintuc

Các tin khác


Nga: Nước lũ dâng nhanh, trên 125.000 người phải sơ tán

Ngày 16/4, giới chức Nga cho biết mực nước trên các con sông ở khu vực giao giữa dãy núi Ural và Tây Nam Siberia của nước này tiếp tục dâng nhanh, khiến hàng trăm ngôi nhà chìm trong biển nước, người dân rơi vào cảnh mất điện và phải sơ tán khẩn cấp.

Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho phía Bắc Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 15/4, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Sameh Shoukry đã kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza, đặc biệt là ở phía Bắc, trong cuộc họp tại Cairo với Điều phối viên cấp cao về nhân đạo và tái thiết tại Dải Gaza của Liên hợp quốc (LHQ), bà Sigrid Kaag.

Sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống

Trong phiên giao dịch sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống, bất chấp mối lo ngại sau cuộc tấn công trả đũa của Iran nhằm vào Israel.

Liên hợp quốc tìm cách tháo ngòi “thùng thuốc súng”Trung Đông

Theo phóng viên TTXVN tại New York, chiều 14/4 (giờ địa phương), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức phiên họp khẩn về tình hình Trung Đông, trọng tâm là vụ Iran tấn công trả đũa Israel hôm 13/3.

Hệ thống phòng không Israel căng mình chống tên lửa, máy bay không người lái Iran

Tối 13/4, Iran đã phóng loạt tên lửa và máy bay không người lái hướng đến lãnh thổ Israel.

Hàng không Mỹ đề xuất hạn chế cấp phép cho các chuyến bay từ Trung Quốc

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, các hãng hàng không lớn của Mỹ và một số nghiệp đoàn đang yêu cầu chính quyền Tổng thống Joe Biden ngừng phê duyệt thêm chuyến bay giữa Mỹ và Trung Quốc do chính sách "chống cạnh tranh” mà Trung Quốc áp đặt lên các hãng hàng không Mỹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục