Kinh tế châu Âu đang bên bờ vực suy thoái trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng suy giảm, trong khi tỷ lệ lạm phát tăng vọt. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) mới đây dự báo, các nền kinh tế hàng đầu của khu vực là Đức và Italia sẽ rơi vào suy thoái trong năm tới.



Người dân mua hàng trong siêu thị tại Milan, Italia. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Trong Báo cáo triển vọng kinh tế khu vực châu Âu mới nhất công bố hôm 23/10, IMF cảnh báo sự suy yếu ở nhiều nền kinh tế châu Âu có thể sẽ dẫn đến tình trạng suy thoái sâu hơn trên toàn khu vực, trong khi giá cả leo thang có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng xã hội.

Theo dự báo của IMF, nhìn chung, các nền kinh tế tiên tiến của châu Âu sẽ tăng trưởng chậm lại xuống mức 0,6% vào năm 2023. Tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi - không bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ và các nước liên quan xung đột tại Ukraine, cũng sẽ chậm lại ở mức 1,7%. Nền kinh tế đầu tàu của châu Âu là Đức sẽ giảm 0,3% trong năm 2023 do phụ thuộc lớn vào nguồn cung khí đốt từ Nga, trong khi kinh tế Italia sẽ giảm 0,2% vào năm tới.

Bản báo cáo của IMF được đưa ra trong bối cảnh các quốc gia châu Âu đang vật lộn với lạm phát leo thang và cuộc khủng hoảng năng lượng ngày càng trầm trọng. Giá năng lượng tăng vọt đã làm giảm sức mua của các hộ gia đình, đẩy chi phí sản xuất tăng cao. Lạm phát tại Khu vực đồng euro (Eurozone) trong tháng 9/2022 đã tăng lên mức 9,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đây là mức cao nhất kể từ khi đồng euro được đưa vào sử dụng năm 1999. Lạm phát tháng 9 ở mức cao chủ yếu do giá năng lượng tăng mạnh, lên tới 40,7% so với cùng kỳ năm 2021. Bên cạnh đó, giá các loại thực phẩm cũng tăng 12,7% so với cùng kỳ năm trước, trong khi giá các loại dịch vụ cũng tăng mạnh hơn.

IMF nhận định: "Tăng trưởng yếu kém trên toàn châu Âu trong năm tới phản ánh tác động lan tỏa từ cuộc chiến Nga-Ukraine, đặc biệt là sự điều chỉnh giảm mạnh đối với các nền kinh tế chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ việc Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt cho lục địa này”.

Các chuyên gia của IMF cho rằng, mặc dù Eurozone được dự báo sẽ tránh được suy thoái, nhưng GDP của 19 nước thuộc Eurozone dự báo chỉ tăng 0,5% trong năm 2023, kém hơn nhiều so với dự báo trước đây. Trong khi đó, các điều kiện tài chính ngặt nghèo hơn đối với Eurozone, với chi phí vay đã tăng 50 điểm cơ bản trong tháng 7/2022 và 75 điểm trong tháng 9/2022. Tình trạng lạm phát cũng như giá năng lượng cùng tăng vọt trong tám tháng đầu năm đã buộc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) phải tăng lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế trước nguy cơ suy thoái.

IMF nhận định rằng, thời gian tới, nguy cơ lớn nhất với các nền kinh tế châu Âu vẫn là sự gián đoạn nguồn cung năng lượng trong mùa đông. Tình trạng thiếu nguồn cung năng lượng, thiếu lương thực sẽ gây ra những tổn thương kinh tế sâu sắc hơn cho các quốc gia thuộc "đại gia đình EU”. Định chế tài chính nêu trên dự báo tình trạng lạm phát tại châu Âu sẽ còn kéo dài và căng thẳng xã hội có thể trở nên tồi tệ hơn do chi phí sinh hoạt gia tăng.

Do vậy, các ngân hàng trung ương cần tiếp tục tăng lãi suất. Trong khi đó, những gói hỗ trợ mới mà các chính phủ tại châu Âu đưa ra chỉ "như muối bỏ bể” và chưa thể bù đắp cho những khó khăn kinh tế hiện nay.

Ngoài những khó khăn nêu trên, hiện môi trường bên ngoài cũng đang bất lợi với kinh tế châu Âu. Cuộc chiến Nga-Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, đồng nghĩa với việc nguồn cung năng lượng cho châu Âu và chuỗi cung ứng tiếp tục bị gián đoạn; các nền kinh tế lớn nhất thế giới như Mỹ và Trung Quốc đều khó khăn và suy giảm tăng trưởng. Fitch Ratings đã dự báo kinh tế Mỹ sẽ rơi vào suy thoái từ quý II/2023, trong khi Giám đốc điều hành Goldman Sachs nhận định kinh tế Mỹ có thể rơi vào suy thoái ngay đầu năm tới.

Nguy cơ suy thoái của kinh tế châu Âu cùng gam màu xám trên bức tranh của các nền kinh tế hàng đầu thế giới đang "phủ bóng đen” lên triển vọng phục hồi của kinh tế toàn cầu và ngay từ bây giờ, chính phủ các nước cần phải chuẩn bị tâm thế, nguồn lực để đối phó một cuộc khủng hoảng kinh tế có thể xảy ra ngay trong năm 2023.

TheoNhanDan

Các tin khác


G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Mỹ: Lốc xoáy tàn phá nhiều khu vực ở Oklahoma, Nebraska và Iowa

Ngày 28/4, chính quyền và truyền thông địa phương cho biết hàng chục cơn lốc xoáy đã tàn phá nhiều khu vực ở bang Oklahoma và các bang ở vùng Great Plains (Đại Bình nguyên) nước Mỹ, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng.

Nga, Ukraine tăng cường tấn công các cơ sở năng lượng của nhau trong đêm

Các quan chức của hai nước cho biết Nga và Ukraine tiếp tục các cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau trong đêm, làm hư hại các nhà máy và gây ra hỏa hoạn.

Giao tranh giữa Israel và Hezbollah leo thang nguy hiểm ở Trung Đông

Lực lượng dân quân thân Iran ở Liban đang giao tranh với Israel với tốc độ leo thang nhanh chóng và có thể gây ra thảm họa cho cả hai bên.

Hamas từ chối đề xuất của Mỹ về việc thả con tin

Phong trào Hồi giáo Hamas khẳng định "mở cửa” với mọi đề xuất ngừng bắn, tuy nhiên nhấn mạnh rằng những yêu cầu chính của lực lượng này phải được đáp ứng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục