Ngày 24/11, lực lượng bảo vệ bờ biển của Hy Lạp cho biết gần 500 người di cư được giải cứu ngoài khơi đảo Crete đã tạm thời được chuyển sang một chiếc phà để chờ thực hiện các thủ tục tiếp theo.



Tàu của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Hellenic giải cứu người di cư ngoài khơi đảo Crete, Hy Lạp, ngày 29/10/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Người phát ngôn của lực lượng bảo vệ bờ biển Hy Lạp xác nhận có tổng cộng 483 người di cư là công dân các nước Syria, Ai Cập, Pakistan, Palestine và Sudan.

Những người di cư này, trong đó có 128 trẻ em trai và 9 trẻ em gái, có mặt trên chiếc thuyền đánh cá vô chủ đã phát tín hiệu cấp cứu vào tối 21/11 khi thuyền đang di chuyển về phía tây nam đảo Crete.

Nhận được tin báo của một số tàu thuyền, Hải quân Hy Lạp đã điều động một tàu khu trục tiếp cận khu vực này. Tuy nhiên, gió mạnh đã cản trở các nỗ lực giải cứu.

Phải mất tới nửa ngày 22/11, chiếc thuyền đánh cá dài 25m này mới có thể được lai dắt an toàn đến Palaiochora, thị trấn nhỏ ven biển trên đảo Crete.

Tới tối 23/11, toàn bộ người di cư nói trên đã được chuyển sang một chiếc phà của Hy Lạp.

Lực lượng chức năng đang tiến hành các thủ tục liên quan những trường hợp này, song quá trình xử lý diễn ra chậm do số lượng người quá lớn.

Giới chức Hy Lạp cho biết Athens sẽ ngay lập tức đề nghị các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) chia sẻ việc tiếp nhận những người di cư xin tị nạn này.

Theo các quan chức Hy Lạp, do lực lượng bảo vệ bờ biển của nước này và Cơ quan biên phòng châu Âu (Frontex) tăng cường các biện pháp giám sát trên Biển Aegea cho nên các đối tượng tội phạm đang mở rộng hoạt động đưa người người di cư vượt biên trái phép theo tuyến đường dài hơn và nguy hiểm hơn ở phía nam đảo Crete.

Hiện, Hy Lạp, Italia và Tây Ban Nha là 3 trong số những quốc gia mà người di cư từ châu Phi và Trung Đông thường liều lĩnh tìm đường tới nhằm tìm kiếm cuộc sống an toàn và tốt đẹp hơn tại châu Âu.

Theo thống kê của Tổ chức Di trú quốc tế (IOM), đã có gần 2.000 người di cư đã thiệt mạng và mất tích trên biển Địa Trung Hải kể từ đầu năm 2022 đến nay.



                                TheoNhandan

Các tin khác


Iran hy vọng EU phá vỡ bế tắc trong đàm phán hạt nhân

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Iran ngày 23/11 lên tiếng bày tỏ hy vọng các nhà đàm phán của Liên minh châu Âu (EU) nỗ lực phá vỡ thế bế tắc trong các cuộc đàm phán nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân năm 2015.

Bulgaria sẽ tiếp tục nhập khẩu dầu của Nga

Theo phóng viên TTXVN tại Đông Âu, ngày 22/11, chính phủ chuyển tiếp tại Bulgaria và công ty Lukoil Neftochim Bulgaria (LNB) có liên kết với Tập đoàn dầu mỏ Lukoil của Nga đã ký một thỏa thuận cho phép LNB tiếp tục hoạt động và xuất khẩu các sản phẩm dầu sang Liên minh châu Âu (EU).

Làn sóng COVID-19 thứ 8 tại Nhật Bản sắp chạm đỉnh

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, nhóm chuyên gia cố vấn cho Chính phủ Nhật Bản về ứng phó với đại dịch COVID-19 nhận định có một số dấu hiệu cho thấy làn sóng lây nhiễm thứ 8 ở nước này sẽ sớm chạm đỉnh trong bối cảnh tốc độ tăng số ca nhiễm mới đang có dấu hiệu chậm dần.

Trung Quốc: Thành phố Thành Đô xét nghiệm COVID-19 diện rộng

Từ ngày 23/11, chính quyền thành phố Thành Đô thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Tây Nam, Trung Quốc, sẽ triển khai xét nghiệm COVID-19 trên diện rộng cho toàn bộ cư dân trong 5 ngày (đến ngày 27/11).

Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng lần thứ 9

Theo phóng viên TTXVN tại Campuchia, sáng 23/11, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) lần thứ 9 đã khai mạc tại thành phố Siem Reap, tỉnh Siem Reap, Vương quốc Campuchia.

Đức, Pháp, Italy thống nhất kế hoạch phát triển tên lửa đẩy thế hệ mới cho châu Âu

Phóng viên TTXVN tại Berlin đưa tin Đức, Pháp và Italy ngày 22/11 đã nhất trí với kế hoạch phát triển các hệ thống tên lửa đẩy thế hệ mới Ariane 6 và Vega-C.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục