Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 15/12, tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - châu Phi diễn ra tại thủ đô Washington (Mỹ), Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố một khoản viện trợ mới trị giá 2,5 tỷ USD cho an ninh lương thực ở châu Phi.


Người dân lấy nước sinh hoạt tại một trại tị nạn ở Baidoa, Somalia. Ảnh: AFP/TTXVN

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-châu Mỹ quy tụ khoảng 50 nhà lãnh đạo các nước châu Phi. Theo thông cáo báo chí được đưa ra trong hội nghị, Mỹ và Liên minh châu Phi (AU) đã quyết định thiết lập một "quan hệ đối tác chiến lược" đối phó với tình trạng mất an ninh lương thực trên thế giới đang trở nên trầm trọng hơn do tác động từ cuộc xung đột ở Ukraine. Thông báo về viện trợ của Mỹ được đưa ra ngay trước phiên làm việc về tình trạng mất an ninh lương thực. Khoản viện trợ trên vừa là hỗ trợ khẩn cấp, vừa là hỗ trợ trung và dài hạn nhằm củng cố hệ thống lương thực ở châu Phi. Nhà Trắng cũng cho biết Mỹ đã cung cấp gần 11 tỷ USD viện trợ lương thực nhân đạo cho các nước châu Phi trong năm nay. Theo Liên hợp quốc, vùng Sừng châu Phi đang bị ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng sau nhiều năm hạn hán mặc dù đã tránh được việc nạn đói lan rộng. 

Tại lễ bế mạc hội nghị, Tổng thống Biden cũng cho biết ông sẽ sớm thực hiện chuyến thăm tới khu vực châu Phi cận Sahara, nhằm tăng cường quan hệ giữa Mỹ với châu lục này. Đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của ông Biden tới khu vực châu Phi cận Sahara trong nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ của mình. Trước đó, ông đã có chặng dừng chân ngắn ở Ai Cập vào tháng 11 để tham dự Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27), diễn ra tại thành phố Sharm El Sheikh.

Bên lề hội nghị, Tổng thống Biden cũng đã có cuộc gặp với lãnh đạo 6 quốc gia châu Phi gồm CHDC Congo, Gabon, Liberia, Madagascar, Nigeria và Sierra Leone, nhằm thảo luận về các cuộc bầu cử sẽ diễn ra tại các nước này trong năm 2023. Thông báo của Nhà Trắng được đưa ra sau cuộc gặp trên cho biết Mỹ sẽ viện trợ hơn 165 triệu USD để hỗ trợ tổ chức các cuộc bầu cử và quản trị tốt hơn ở châu Phi trong năm tới.

Trong cuộc gặp này, Tổng thống Biden tuyên bố ông sẽ ủng hộ việc AU gia nhập Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) với tư cách là thành viên thường trực. Đây là một phần trong nỗ lực của Washington nhằm khôi phục lại quan hệ với châu Phi, khu vực đã bị "nhường chỗ" cho những ưu tiên khác của Washington trong những năm gần đây. Hiện Nam Phi là nước châu Phi duy nhất là thành viên Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) trong khi AU bao gồm 55 nước thành viên.

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-châu Phi được xem là một trong những nỗ lực làm mới và củng cố quan hệ với các quốc gia "Lục địa đen" của chính quyền Tổng thống Biden. Trước đó, vào năm 2014, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama từng tổ chức một hội nghị tương tự. Chính quyền Mỹ đã tăng cường nỗ lực thúc đẩy quan hệ với các nước châu Phi trong bối cảnh cuộc cạnh tranh giành ảnh hưởng tại khu vực này diễn ra ngày càng quyết liệt.


Theo TTXVN

Các tin khác


Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục