Ngày 9/3, Hội nghị lần thứ 5 của Liên hợp quốc (LHQ) về các nước kém phát triển nhất (LDC) tại Doha (Qatar) đã ghi nhận các cam kết hỗ trợ tổng trị giá 1,4 tỷ USD cho các nước này. Tuy nhiên, con số này thấp hơn nhiều so với mức mà Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres kêu gọi.


Tổng thư ký LHQ António Guterres tại một cuộc họp báo ở New York, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Trước đó, trong phát biểu khai mạc hội nghị ngày 5/3, Tổng Thư ký Guterres cho biết 46 quốc gia nghèo nhất thế giới cần hỗ trợ 500 tỷ USD/năm để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của LHQ - một kế hoạch nhằm chấm dứt nghèo đói và thúc đẩy y tế, giáo dục vào năm 2030. Tại hội nghị, Saudi Arabia cam kết cung cấp các khoản vay trị giá 800 triệu USD, trong khi Đức cho biết sẽ tài trợ thêm 210 triệu USD và Liên minh châu Âu (EU) công bố các thỏa thuận đầu tư trị giá 135 triệu USD. Qatar thông báo sẽ cung cấp 60 triệu USD cho các dự án của LHQ và Canada cung cấp 59 triệu USD cho nỗ lực duy trì và bổ sung vitamin cho các nước LDC. 

Phát biểu họp báo kết thúc hội nghị, Phó Tổng Thư ký LHQ Amina Mohammed cho rằng sau vài năm đại dịch COVID-19 và cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt, những nước LDC đang bị tụt lại xa hơn trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Theo bà, kế hoạch hành động được thông qua tại hội nghị có thể giúp các nước này trở lại lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển. Kế hoạch này bao gồm sáng kiến xây dựng một kho dự trữ lương thực cho các nước nghèo và tăng cường hỗ trợ để các nước này thu hút đầu tư. Phó Tổng Thư ký Mohammed cho biết LHQ đang hối thúc tất cả các nước, đặc biệt là Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), nỗ lực hết sức để ủng hộ gói hỗ trợ nói trên.

Hội nghị LDC lần thứ 5 đã đánh giá tình hình thực hiện Chương trình hành động Istanbul từ năm 2011, đề ra các định hướng, ưu tiên hợp tác trong giai đoạn 2023-2031 với quyết tâm và cam kết mới nhằm hỗ trợ các nước LDC sớm ra khỏi nhóm các nước kém phát triển và triển khai đúng lộ trình các mục tiêu phát triển bền vững 2030 (SDG). Trong bối cảnh tình hình kinh tế - chính trị quốc tế đang diễn ra nhiều thay đổi nhanh chóng, sâu sắc và mang tính bước ngoặt, hội nghị đánh giá các nước LDC đang phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn, nhất là khủng hoảng nợ do tác động của lạm phát và lãi suất tăng cao, nguy cơ việc triển khai các SDG bị "chệch lộ trình”, bất bình đẳng xã hội có xu hướng gia tăng, tác động của các thách thức an ninh phi truyền thống ngày càng phức tạp…

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Nga chiếm giữ các vị trí thuận lợi ở khu vực Donetsk

Hôm 25/3, Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng nước này đã chiếm giữ được các vị trí thuận lợi ở khu vực Donetsk.

Xung đột Hamas-Israel: HĐBA LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu ngừng bắn ngay lập tức tại Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại New York, ngày 25/3, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã lần đầu tiên thông qua nghị quyết yêu cầu ngừng bắn tại Gaza.

Israel cân nhắc cho phép dân thường Palestine trở lại miền Bắc Gaza

Ngày 24/3, Israel đã phát đi tín hiệu về khả năng cho phép những người Palestine phải đi lánh nạn có thể trở về nhà tại khu vực miền Bắc Dải Gaza. Đây cũng là một phần của tiến trình đàm phán nhằm thiết lập lệnh ngừng bắn tại khu vực này.

Vụ tấn công tại Moskva: Hai nghi phạm bị buộc tội khủng bố

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Ủy ban Điều tra Liên bang Nga ngày 24/3 đã đưa ra các cáo buộc đối với 2 người đàn ông bị tình nghi tham gia vụ tấn công khủng bố Nhà hát Crocus City Hall hôm 22/3.

Khi đau thương hóa thành sức mạnh

Ngày 24/3, nước Nga tổ chức quốc tang, tưởng nhớ hơn 130 người đã vĩnh viễn ra đi sau trong vụ tấn công khủng bố man rợ và đê hèn ở Moskva.

Vụ tấn công tại Moskva: Nghi phạm khai nhận được hứa trả 1 triệu ruble để xả súng

Theo hãng tin Sputnik của Nga, một trong những nghi phạm thực hiện vụ tấn công khủng bố ở tại nhà hát Crocus City Hall ở thủ đô Moskva của Nga tối 22/3 khai nhận được thuê để giết người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục