Nhiệt độ trung bình của thế giới có thể lên mức cao kỷ lục mới trong năm 2023 hoặc 2024 do biến đổi khí hậu và hiện tượng thời tiết El Nino xuất hiện trở lại.


Nhiệt kế hiển thị 114 độ F (45.5 độ C) tại Baker, bang California, Mỹ ngày 30/8/2022. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Cảnh báo trên vừa được các nhà khoa học khí hậu thuộc Cơ quan theo dõi Biến đổi khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu (EU) đưa ra trong báo cáo đánh giá các hiện tượng khí hậu cực đoan, công bố ngày 20/4.

Theo giới khoa học, các mô hình khí hậu đều cho thấy sau 3 năm hiện tượng thời tiết La Nina ở Thái Bình Dương, làm nhiệt độ toàn cầu giảm nhẹ, thế giới sẽ chứng kiến "sự tái xuất" của hiện tượng El Nino vào cuối năm nay. Khi El Nino xuất hiện, gió thổi về phía Tây dọc theo đường Xích đạo chậm lại, khiến dòng nước ấm bị đẩy về phía Đông Thái Bình Dương, làm tăng nhiệt độ bề mặt đại dương. 

Theo ông Carlo Buontempo, Giám đốc Copernicus, El Nino thường khiến nhiệt độ toàn cầu tăng cao kỷ lục. Hiện chưa thể dự đoán chính xác điều này sẽ xảy ra vào năm 2023 hay 2024. Các mô hình khí hậu cho thấy El Nino quay trở lại vào cuối mùa Hè ở Bắc bán cầu và hiện tượng này có thể hoạt động mạnh vào cuối năm.

Năm 2016 là năm thế giới ghi nhận mức nhiệt cao nhất từ trước tới nay, trùng với thời điểm El Nino hoạt động mạnh, cho dù biến đổi khí hậu đã làm tăng nhiệt độ ngay cả trong những năm hiện tượng này không xuất hiện. 8 năm qua cũng là những năm thế giới hứng chịu nắng nóng kỷ lục, cho thấy xu hướng Trái Đất ấm lên trong dài hạn do khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Bà Friederike Otto, giảng viên cao cấp tại Viện Grantham thuộc Đại học Hoàng gia London (Anh), cho biết nhiệt độ tăng cao, do El Nino gây ra, có thể làm trầm trọng thêm các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu mà các quốc gia đang phải hứng chịu, trong đó có các đợt nắng nóng nghiêm trọng, hạn hán và cháy rừng. Bà dự đoán nếu El Nino phát triển và con người vẫn tiếp tục sử dụng nhiên liệu hóa thạch, rất có thể năm 2023 sẽ còn nóng hơn năm 2016. 

Báo cáo trên cũng đánh giá hiện tượng thời tiết cực đoan mà thế giới đã trải qua vào năm 2022 - năm có mức nhiệt cao thứ 5 được ghi nhận. Theo đó, châu Âu đã trải qua mùa Hè nóng kỷ lục vào năm 2022, trong khi mưa xối xả do biến đổi khí hậu đã gây lũ lụt thảm khốc ở Pakistan và diện tích băng biển Nam Cực trong tháng 2 vừa qua giảm xuống mức thấp kỷ lục. 

Cơ quan theo dõi Biến đổi khí hậu Copernicus của EU cho biết nhiệt độ trung bình toàn cầu của thế giới hiện cao hơn 1,2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Mặc dù hầu hết các nước phát thải lớn trên thế giới cam kết sẽ đưa mức phát thải ròng về 0, nhưng lượng khí thải CO2 toàn cầu trong năm ngoái vẫn tiếp tục tăng.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Cựu Thủ tướng Angela Merkel nhận Huân chương cao quý nhất của nước Đức

Ngày 17/4, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier đã trao tặng Huân chương Công trạng Đại tinh thập tự cho cựu Thủ tướng Angela Merkel.

Ấn Độ: 11 người tử vong, trên 40 người nhập viện do sốc nhiệt

Nắng nóng nghiêm trọng đã khiến ít nhất 11 người tử vong và trên 40 người phải nhập viện do sốc nhiệt sau khi tham dự một sự kiện tại bang Maharashtra ở miền Đông Ấn Độ ngày 16/4.

Quốc gia nào có tuổi thọ trung bình cao nhất và thấp nhất ở châu Âu?

Tây Ban Nha có tuổi thọ trung bình tốt nhất, trong khi một số nơi khác có tỷ lệ này thấp hơn ở Liên minh châu Âu (EU).

Bốn người thiệt mạng trong vụ xả súng tại bữa tiệc sinh nhật ở Alabama, Mỹ

Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, hơn 20 người đã trúng đạn và ít nhất 4 người thiệt mạng vào tối 15/4 (theo giờ địa phương) trong một vụ xả súng ở thị trấn Dadeville thuộc bang Alabama, Đông Nam nước Mỹ.

Cam kết an ninh của Mỹ ở Trung Đông

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin vừa có chuyến thăm tới các nước Trung Ðông-Bắc Phi với các điểm dừng chân là Iraq, Jordan, Israel, Ai Cập. Chuyến thăm nhằm khẳng định các cam kết an ninh của Mỹ đối với các đồng minh quan trọng ở khu vực này, đồng thời thúc đẩy vai trò trung gian của Mỹ nhằm hạ nhiệt xung đột ở Trung Ðông.

Vượt Trung Quốc, Ấn Độ trở thành nước đông dân nhất thế giới

Tăng thêm trung bình 36.470 người mỗi ngày, với dân số 1.425.782.975 người tính đến ngày 14/4, Ấn Độ đã vượt Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục