Các lực lượng vũ trang của Mỹ và Anh đã sơ tán nhân viên đại sứ quán ra khỏi Sudan, trong khi các quốc gia khác gấp rút đưa công dân nước mình đến nơi an toàn.

Việc gấp rút đưa công dân sơ tán khỏi "chảo lửa" Sudan diễn ra khi các phe phái quân sự đối địch giao tranh ở thủ đô Khartoum của nước này vào ngày 23/4.

Cuộc giao tranh nổ ra cách đây 8 ngày giữa quân đội Sudan và Lực lượng hỗ trợ nhanh bán quân sự (RSF) đã gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo, khiến 420 người thiệt mạng và hàng triệu người Sudan bị mắc kẹt, không được tiếp cận các dịch vụ cơ bản.

Khi người dân cố gắng sơ tán tránh cuộc giao tranh, nhiều nước đã điều động máy bay và tổ chức các đoàn xe ở thủ đô Khartoum để đưa công dân của họ đi tản cư. Một số công dân nước ngoài đã bị thương. Một phóng viên của Reuters cho biết, tiếng súng vang khắp thành phố và khói đen bốc lên cao.


Giao tranh nổ ra ở Sudan vào ngày 15/4, cướp đi sinh mạng của trên 400 người cho đến nay. (Ảnh: Reuters)

Các bên tham chiến cáo buộc nhau tấn công một đoàn xe của Pháp, cả hai đều nói rằng một công dân Pháp bị thương. Bộ Ngoại giao Pháp, trước đó cho biết họ đang sơ tán nhân viên ngoại giao và công dân, đã không đưa ra bình luận.

Pháp cho biết, một máy bay của Pháp chở khoảng 100 người bao gồm phái đoàn Liên minh châu Âu ở Khartoum cùng với các công dân khác đã rời đi Djibouti và máy bay thứ hai với số lượng người tương tự sẽ sớm cất cánh.

Quân đội Sudan cáo buộc, lực lượng RSF đã cướp phá một đoàn xe của Qatar đang hướng đến cảng Sudan. Trong các sự cố riêng biệt, một công dân Iraq đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ. Ai Cập xác nhận, một trong những nhà ngoại giao của nước này đã bị thương.

Đức thông tin nước này đã điều động một máy bay quân sự ở Khartoum. Trong khi đó, Italy cho biết sẽ sơ tán công dân nước mình ra khỏi Sudan sau đó vào ngày 23/4. Ghana, Ấn Độ và Libya đang làm việc để đưa người dân của họ về nước.


Saudi Arabia đã sơ tán công dân vùng Vịnh khỏi cảng Sudan trên Biển Đỏ, cách Khartoum 650 km. (Ảnh: Reuters)

Anh hôm 23/4 cũng tuyên bố đã sơ tán nhân viên ngoại giao và người thân của họ khỏi Sudan.

Hà Lan là nước mới nhất thông báo sơ tán công dân nước này khỏi Sudan. Ngoại trưởng Hà Lan Wopke Hoekstra hôm 23/4 thông báo, nước này tham gia nhóm sơ tán công dân từ Jordan và sẽ cố gắng đảm bảo công tác sơ tán công dân diễn ra trong thời gian sớm nhất.

Giao tranh nổ ra ở Khartoum cùng với các thành phố lân cận là Omdurman và Bahri và các vùng khác của Sudan vào ngày 15/4.

Quân đội Sudan và RSF đã cùng tổ chức một cuộc đảo chính vào năm 2021 nhưng đã thất bại trong quá trình đàm phán về kế hoạch thành lập một chính phủ dân sự và tích hợp RSF vào các lực lượng vũ trang.

Việc Sudan đột ngột rơi vào nội chiến đã phá vỡ các kế hoạch khôi phục chế độ dân sự, đẩy một quốc gia vốn đã nghèo khó đến bờ vực thảm họa nhân đạo và đe dọa một cuộc xung đột rộng lớn hơn có thể thu hút các cường quốc bên ngoài.


Theo VTV.vn

Các tin khác


Scotland (Anh) có Thủ hiến mới

Chính trị gia kỳ cựu John Swinney ngày 7/5 trở thành Thủ hiến mới của vùng Scotland sau khi được cơ quan lập pháp Scotland (SP) bầu với tỷ lệ 64 phiếu thuận, 57 phiếu chống và 7 phiếu trắng.

Ông Putin tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Nga nhiệm kỳ 5

Ông Vladimir Putin đã tuyên thệ nhậm chức tổng thống Nga nhiệm kỳ thứ 5 trong buổi lễ diễn ra ở Điện Kremlin vào 12h ngày 7/5 theo giờ Moscow (tức 16h theo giờ Việt Nam).

Italy: 5 công nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn lao động trên đảo Sicily

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, ngày 6/5, đã có 5 công nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn tại một nhà máy xử lý nước thải ở thị trấn casteldaccia, cách thành phố Palermo trên đảo Sicily 20 km.

Gần 70.000 người phải sơ tán do lũ lụt tại Brazil

Ngày 5/5, Cơ quan Phòng vệ Dân sự Brazil cho biết lũ lụt, lở bùn và mưa bão đã buộc gần 70.000 người phải sơ tán và khiến ít nhất 356.000 người chịu cảnh mất điện tại miền Nam nước này.

Chặng đường nhiều thành tựu của EU

Nhiều hoạt động được tiến hành nhằm kỷ niệm 20 năm ngày Liên minh châu Âu (EU) kết nạp thêm 10 nước thành viên, sự kiện đánh dấu đợt mở rộng lớn nhất trong lịch sử của khối. Nhìn lại chặng đường đã qua, sự mở rộng nhanh chóng của EU tạo ra nhiều thành tựu, song cũng kéo theo không ít thách thức, nhất là trong bối cảnh tình hình địa chính trị, kinh tế... hiện thay đổi nhiều so với 20 năm trước với hàng loạt nguy cơ rình rập.

WHO kêu gọi đạt được thỏa thuận toàn cầu về đại dịch trước thời hạn chót

Ngày 3/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hối thúc các nước nhất trí một thỏa thuận nhằm đối với với các đại dịch trong tương lai, trong bối cảnh tháng này là thời hạn chót cho đàm phán.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục