Xung đột Nga- Ukraine và lũ lụt ở Pakistan đã góp phần đẩy số người phải di tản nội địa trên toàn thế giới lên mức cao nhất mọi thời đại là 71,1 triệu người vào năm 2022.



Người tị nạn Ethiopia sơ tán tránh xung đột.

Đây là con số được đưa ra trong báo cáo ngày 11/5 của tổ chức phi chính phủ Hội đồng Tị nạn Na Uy. Lãnh đạo của Hội đồng Tị nạn Na Uy - ông Jan Egeland cho biết một "cơn bão hoàn hảo” của xung đột, thiên tai và những tác động của dịch COVID-19 đã kết hợp gây ra "sự dịch chuyển ở quy mô chưa từng thấy trước đây”.

Tờ Washington Post (Mỹ) dẫn lời ông Jan Egeland đánh giá khủng hoảng an ninh lương thực toàn cầu đã làm gia tăng số người buộc phải rời bỏ nhà cửa để tìm kiếm sự an toàn và nơi trú ẩn. Ông cũng bổ sung rằng sự chồng chéo của các cuộc khủng hoảng đồng nghĩa với việc nhiều người phải di tản lặp đi lặp lại và kéo dài.

Những người di tản nội địa thuộc nhóm buộc phải di chuyển trong biên giới quốc gia của họ và báo cáo của Hội đồng Tị nạn Na Uy không tính đối tượng thuộc nhóm tị nạn - những người chạy trốn sang các quốc gia khác. Hội đồng Tị nạn Na Uy đề cập hiện tượng thời tiết La Nina vốn kéo dài đến năm thứ ba vào 2022, cũng là nguyên nhân chính khiến nhiều người phải di tản.

Hiện tượng thời tiết này dẫn đến lũ lụt khiến nhiều người phải rời bỏ nhà cửa tại Pakistan, Nigeria và Brazil cũng như hạn hán tồi tệ tại Somalia, Kenya và Ethiopia.

Tại Ukraine, có 5,9 triệu người phải rời bỏ quê hương vì xung đột với Nga, đẩy tổng số người phải di tản nội địa do xung đột và bạo lực trên toàn thế giới lên đến hơn 62 triệu người. Trong khi đó, Syria có 6,8 triệu người phải di tản nội địa sau hơn một thập niên chiến tranh.

Những yếu tố này dẫn đến kết quả đến cuối năm 2022 có 71,1 triệu người trên toàn thế giới phải di tản nội địa, tăng 20% so với năm trước đó.


Theo Baotintuc

Các tin khác


G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Mỹ: Lốc xoáy tàn phá nhiều khu vực ở Oklahoma, Nebraska và Iowa

Ngày 28/4, chính quyền và truyền thông địa phương cho biết hàng chục cơn lốc xoáy đã tàn phá nhiều khu vực ở bang Oklahoma và các bang ở vùng Great Plains (Đại Bình nguyên) nước Mỹ, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng.

Nga, Ukraine tăng cường tấn công các cơ sở năng lượng của nhau trong đêm

Các quan chức của hai nước cho biết Nga và Ukraine tiếp tục các cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau trong đêm, làm hư hại các nhà máy và gây ra hỏa hoạn.

Giao tranh giữa Israel và Hezbollah leo thang nguy hiểm ở Trung Đông

Lực lượng dân quân thân Iran ở Liban đang giao tranh với Israel với tốc độ leo thang nhanh chóng và có thể gây ra thảm họa cho cả hai bên.

Hamas từ chối đề xuất của Mỹ về việc thả con tin

Phong trào Hồi giáo Hamas khẳng định "mở cửa” với mọi đề xuất ngừng bắn, tuy nhiên nhấn mạnh rằng những yêu cầu chính của lực lượng này phải được đáp ứng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục