Ngày 27/6, Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được một thỏa thuận về việc thực hiện các biện pháp cải cách ngân hàng theo chuẩn quốc tế để tránh lặp lại cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Chú thích ảnh

Biểu tượng đồng euro tại Frankfurt, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN

Ủy ban châu Âu lần đầu tiên đề xuất thực thi luật ngân hàng vào tháng 10/2021. Tuy nhiên, gần đây, các đề xuất cải cách tập trung nhiều hơn vào các ngân hàng sau sự sụp đổ của các tổ chức cho vay ở Mỹ gây chao đảo thị trường vào đầu năm nay.

Dự luật ngân hàng của EU dựa trên các biện pháp cải cách Basel III tiêu chuẩn quốc tế về cách các ngân hàng đánh giá rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường. Dự luật bao gồm các điều khoản quy định các ngân hàng phải có đủ vốn và thanh khoản. Dự luật cũng yêu cầu các ngân hàng báo cáo về tài sản kỹ thuật số, trong đó có tiền kỹ thuật số như bitcoin và ethereum, cũng như các hoạt động có thể gây rủi ro đến tăng trưởng bền vững như tài trợ cho các dự án nhiên liệu hóa thạch.

Các quy tắc sẽ được áp dụng từ ngày 1/1/2025, chậm 2 năm so với thời hạn 2023 đưa ra trước đó.

Bộ trưởng Tài chính Thụy Điển Elisabeth Svantesson nhận định việc Hội đồng EU - đại diện 27 quốc gia thành viên, và Nghị viện châu Âu (EP) đạt được nhất trí về các quy tắc quản lý đối với lĩnh vực ngân hàng là "bước tiến quan trọng giúp đảm bảo các ngân hàng châu Âu có thể tiếp tục hoạt động trước những cú sốc, các cuộc khủng hoảng hoặc các thảm họa xảy ra bên ngoài khối”.

Ủy viên EU phụ trách các dịch vụ tài chính, bà Mairead McGuinness, cũng hoan nghênh thỏa thuận trên, cho rằng các quy tắc sẽ đảm bảo "lĩnh vực ngân hàng của EU hoạt động phù hợp với xu hướng tương lai”.

Theo báo Tin tức

Các tin khác


AI sẽ giảng dạy kiến thức tại trường tiểu học trong tương lai gần

Người đồng sáng lập tập đoàn Microsoft Bill Gates nói rằng các chatbot trí tuệ nhân tạo có thể dạy trẻ em đọc trong 18 tháng thay vì nhiều năm.

Giải bài toán khí hậu và nghèo đói

Hàng trăm nhà lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) quy tụ tại Paris của Pháp, cùng thảo luận giải pháp cho các vấn đề biến đổi khí hậu và tình trạng đói nghèo. Định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu, chia sẻ gánh nặng và tăng cường phối hợp hành động là đề xuất của nhiều đại biểu nhằm giải những bài toán cấp bách của thế giới.

Khởi động kỷ nguyên mới trong quan hệ song phương Mỹ - Ấn Độ

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tới Mỹ trong tuần này được coi là bước ngoặt cho quan hệ song phương, với những hợp tác sâu hơn trong các lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, thương mại đầu tư và chia sẻ công nghệ cao.

Mỹ triệu tập cuộc họp về vũ khí hạt nhân với Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh

Cuộc họp nhằm thảo luận về giảm thiểu rủi ro chiến lược, cũng như các học thuyết hạt nhân và chính sách trong lĩnh vực này.

IMF đạt mục tiêu huy động 100 tỷ USD cho quỹ khí hậu và nghèo đói

Ngày 22/6, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva thông báo các quốc gia giàu đã đạt được mục tiêu phân bổ lại 100 tỷ USD trong các quỹ của tổ chức này để ứng phó với biến đổi khí hậu và tình trạng nghèo đói tại các nước đang phát triển.

ASEAN, USAID hợp tác thúc đẩy chuyển đổi năng lượng sạch

Ngày 22/6, tại Jakarta (Indonesia), Trung tâm Năng lượng ASEAN (ACE) đã ký thỏa thuận hợp tác với Chương trình điện thông minh Đông Nam Á (SPP) thuộc Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) nhằm thúc đẩy chuyển đổi năng lượng sạch trong khu vực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục