Ủy ban châu Âu đã công bố báo cáo tầm nhìn chiến lược hàng năm, đưa ra 6 thách thức trọng tâm với châu lục trong những năm tới.


Ủy ban châu Âu hôm 6/7 đã công bố báo cáo tầm nhìn chiến lược hàng năm, đặt ra trọng tâm cho những năm tới. Ảnh: AFP/Getty Images

Tài liệu dài 21 trang đánh giá vai trò của EU trong việc thúc đẩy thế giới sẽ đi về đâu. Bản báo cáo bao gồm nhiều từ yêu thích của Brussels: "quyền tự chủ chiến lược mở”, "khả năng phục hồi”, "tính bền vững” và "địa kinh tế”. Ý tưởng bao trùm là EU cần tăng cường quyền tự chủ của mình khi thời kỳ hoàng kim của toàn cầu hóa sắp kết thúc. Nhưng để làm như vậy, họ phải thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh với chi phí 620 tỷ euro mỗi năm và kiềm chế bất bình đẳng.

Tờ Politico đã nêu rõ 6 thách thức quan trọng mà EC đề cập trong báo cáo.

1. Sự trở lại của địa chính trị

Thế giới ngày càng bị chia rẽ giữa phương Tây và Trung Quốc - và châu Âu không thể đứng ngoài cuộc. Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Maros Sefcovic cho biết trong một cuộc họp báo ngày 6/7 khi báo cáo được công bố: "Thời mà nền dân chủ tự do là mô hình lựa chọn hiển nhiên đã qua rồi”.

Ủy ban dự đoán một "trận chiến các lời mời” khi châu Âu và Mỹ cạnh trạnh với Bắc Kinh để lôi kéo các quốc gia đang phát triển về phía họ. Điểm mấu chốt là mô hình toàn cầu hóa cũ - được xây dựng dựa trên thương mại tự do và chuỗi cung ứng toàn cầu - đã không còn nữa. Thay vào đó, chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên mới của "địa kinh tế”.

Điều đó có nghĩa là châu Âu phải cắt giảm sự phụ thuộc chiến lược của mình vào các quốc gia khác và thay vào đó khai thác các nguồn tài nguyên nội khối và thúc đẩy sản xuất ngay trên "lục địa già”.

2. Mô hình kinh tế bền vững

EU cần điều chỉnh mô hình tư bản chủ nghĩa của mình sang một thời đại mới nơi mà "phát thải ròng bằng 0” (Net Zero) và tính bền vững là những ưu tiên bao trùm. Mặc dù các đề xuất của Ủy ban châu Âu có thể khiến những người theo chủ nghĩa tân tự do khó tính hoảng sợ, nhưng chúng phản ánh sự đồng thuận kinh tế mới sau đại dịch COVID, trong đó nhà nước đóng vai trò lớn hơn.

"EU cũng nên xem xét cách giảm gánh nặng thuế đối với lao động và chuyển nó sang các cơ sở thuế khác ít gây bất lợi cho tăng trưởng hơn, cũng như giải quyết bất bình đẳng trong bối cảnh già hóa dân số”, báo cáo viết.

Một trong những ý tưởng hấp dẫn nhất là xem xét các yếu tố phi kinh tế như tuổi thọ ước tính trong GDP. Ông Sefcovic chỉ ra rằng với những quy tắc mới này, quy mô nền kinh tế của EU sẽ vượt quá quy mô riêng lẻ của Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ.

3. Đẩy mạnh đầu tư

Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (EIB) phải mở rộng vai trò của mình và chiếm phần lớn nhất trong số 620 tỷ euro cần thiết để tài trợ cho Thỏa thuận Xanh và REPowerEU mỗi năm. "Khoản tiền đó sẽ hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho các khoản đầu tư chiến lược liên quan đến hai quá trình chuyển đổi [kỹ thuật số và xanh] như nguyên liệu thô, công nghệ xanh hoặc công nghệ sinh học, đặc biệt là đối với các dự án tiên tiến”, báo cáo viết.

Tài liệu còn ít chi tiết, nhưng các quan chức cấp cao nói rằng có một cách để đạt được mục tiêu là xem xét nhiệm vụ của EIB và mở rộng vai trò của ngân hàng này.

4. Lực lượng lao động lành nghề hơn

Lực lượng lao động của EU có trình độ học vấn cao hơn bao giờ hết, nhưng các ngành công nghiệp mới vẫn đang phải vật lộn để lấp đầy các vị trí tuyển dụng. Các khó khan hiện tại bao gồm sự không phù hợp về kỹ năng, số lượng việc làm chất lượng thấp ngày càng tăng và quá ít phu nữ học các môn học STEM.

5. Quá nhiều bất bình đẳng

Cuộc sống ngày càng khó khăn hơn đối với những người lao động có thu nhập thấp, những người đang phải gánh chịu gánh nặng của biến đổi khí hậu trong khi phải trả nhiều tiền hơn cho thực phẩm cũng như các hàng hóa và dịch vụ khác. Tệ hơn nữa, sự bất bình đẳng giữa các nước EU ngày càng gia tăng, chưa kể đến khoảng cách giàu nghèo giữa người trẻ và người già.

Mức độ tập trung của cải kỷ lục đang kìm hãm sự linh hoạt xã hội và thúc đẩy phân cực chính trị. Báo cáo đưa ra câu trả lời là phải tái phân phối nhiều hơn.

6. Khủng hoảng dân chủ

Khá hiếm khi các quan chức EU phân tích những cơn gió ngược chính trị, nhưng đó chính xác là những gì họ làm trong phần cuối cùng của báo cáo. Văn bản này đưa ra lập luận: Sự phân cực và thông tin sai lệch đang đẩy cử tri EU về phía các đảng dân túy. Và không có giải pháp dễ dàng cho vấn đề này.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Giá dầu tăng 2% trước những cam kết cắt giảm sản lượng mới

Giá dầu thế giới tăng 2% trong phiên 4/7 khi thị trường đang xem xét tác động từ cam kết cắt giảm sản lượng vào tháng Tám của Saudi Arabia và Nga, trong bối cảnh triển vọng kinh tế toàn cầu yếu.

Tiêm kích MiG-31 của Nga bị rơi ở vùng Kamchatka

Ngày 4/7, Hạm đội Thái Bình Dương của Nga thông báo một máy bay tiêm kích MiG-31 của nước này đã bị rơi ở vùng Kamchatka trong lúc thực hiện một chuyến bay huấn luyện theo kế hoạch nhưng không chở đạn dược.

Trung Quốc cảnh báo nguy cơ thiên tai hoành hành trong tháng 7

Trong bối cảnh mưa lớn tại nhiều địa phương khiến hàng nghìn người phải sơ tán, chính quyền Trung Quốc đã cảnh báo nguy cơ thời tiết khắc nghiệt và các thiên tai xảy ra tại nước này trong tháng 7.

Đại sứ quán Belarus tại Hà Lan bị tấn công

Hãng thông tấn TASS (Nga) đưa tin, Đại sứ quán Belarus tại thành phố La Hay (Hà Lan) ngày 2/7 cho biết, cơ quan này vừa bị các đối tượng không rõ danh tính tấn công.

Biểu tình bạo loạn lan từ Pháp sang Thụy Sĩ

Ngày 2/7, cảnh sát Thụy Sĩ cho biết đã bắt giữ 7 người sau khi bạo loạn xảy ra ban đêm tại thành phố Lausanne nước này. Đáng chú ý, 6 người trong số đó là trẻ vị thành niên.

Những dấu ấn lần đầu đến với nước Nga Xô Viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Báo Sự thật (Pravda), cơ quan của Trung ương Đảng Cộng sản LB Nga (KPRF) ngày 30/6 đã đăng bài "Hồ Chí Minh với nước Nga” của nhà Việt Nam học kỳ cựu người Nga Evgeny Kobolev nhân kỷ niệm 100 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên đặt chân đến nước Nga Xô Viết, điểm lại những hoạt động và dấu ấn của Bác trong thời kỳ này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục