Giá dầu thế giới tăng 2% trong phiên 4/7 khi thị trường đang xem xét tác động từ cam kết cắt giảm sản lượng vào tháng Tám của Saudi Arabia và Nga, trong bối cảnh triển vọng kinh tế toàn cầu yếu.


Bơm xăng cho ô tô tại trạm xăng ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh minh họa: Kyodo/TTXVN

Khép lại phiên này, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 1,6 USD lên 76,25 USD/thùng, trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 1,44 USD lên 71,23 USD/thùng. Phiên này, thị trường Mỹ đóng cửa nghỉ lễ nhân dịp Quốc khánh.

Đầu tuần này, Saudi Arabia cho biết sẽ kéo dài việc cắt giảm sản lượng tự nguyện 1 triệu thùng/ngày sang tháng Tám, trong khi Nga và Algeria cũng tự nguyện giảm lần lượt 500.000 thùng/ngày và 20.000 thùng/ngày trong sản lượng và lượng dầu xuất khẩu tháng Tám.

Ông Tamas Varga, chuyên gia phân tích của công ty PVM, cho biết nếu các cam kết nói trên được thực hiện đầy đủ, tổng sản lượng được cắt giảm của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, hay còn gọi là OPEC+, sẽ lên đến 5,36 triệu thùng/ngày so với mức của tháng 8/2022, hoặc có thể còn cao hơn thế.  

Tuy nhiên, ông Andrew Lipow, Chủ tịch Hiệp hội dầu Lipow, cho rằng thị trường sẽ chờ đợi để xác minh những cam kết cắt giảm sản lượng của Nga, và vẫn còn những lo ngại rằng lãi suất cao sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu toàn cầu.

Ông Craig Erlam, chuyên gia phân tích của công ty OANDA dự đoán giá dầu sẽ chỉ có sự thay đổi đáng kể nếu có thể bứt phá lên trên ngưỡng 77 USD/thùng, nếu không, giá "vàng đen” sẽ tiếp tục biến động trong biên độ hẹp.

Giá dầu không tăng mạnh trước những cam kết cắt giảm nói trên chủ yếu là vì những lo ngại về nhu cầu do đà phục hồi chậm chạp tại Trung Quốc sau dịch COVID-19. Trong khi đó, lãi suất tại Mỹ và châu Âu được dự đoán sẽ tiếp tục tăng hơn nữa để kiềm chế lạm phát.

Nhiều chuyên gia cho rằng sự bất ổn này có thể sẽ phủ bóng lên những nỗ lực thắt chặt nguồn cung của OPEC+.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Những dấu ấn lần đầu đến với nước Nga Xô Viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Báo Sự thật (Pravda), cơ quan của Trung ương Đảng Cộng sản LB Nga (KPRF) ngày 30/6 đã đăng bài "Hồ Chí Minh với nước Nga” của nhà Việt Nam học kỳ cựu người Nga Evgeny Kobolev nhân kỷ niệm 100 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên đặt chân đến nước Nga Xô Viết, điểm lại những hoạt động và dấu ấn của Bác trong thời kỳ này.

Hội thảo quốc tế về Biển Đông tại Mỹ: Biến Biển Đông thành vùng biển kết nối

Hội thảo quốc tế thường niên lần thứ 13 về Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tổ chức đã diễn ra ở thủ đô Washington, Mỹ.

Nhật Bản đào tạo thiếu niên sản xuất pin xe điện do thiếu nhân lực trầm trọng

Thanh thiếu niên Nhật Bản sẽ được đào tạo chế tạo pin cho xe điện từ năm nay.

Robot cá giám sát đại dương

Làm thế nào để có thể nghiên cứu đại dương mà gây ảnh hưởng ít nhất lên môi trường, đó là nhờ vào robot này.

NATO cảnh báo không nên "đánh gia thấp" khả năng của Nga

Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg cảnh báo các thành viên của khối không được đánh giá thấp Nga bất chấp cuộc khủng hoảng ngắn ngủi khi người đứng đầu Tập đoàn quân sự tư nhân Wagner phát động một cuộc bình biến hồi cuối tuần qua.

Hội đồng Bảo an LHQ lên án làn sóng bạo lực giữa Israel, Palestine

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ngày 27/6, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã kêu gọi quy trách nhiệm cho những thủ phạm gây ra tình hình xung đột bạo lực giữa những người định cư Israel với người Palestine ở khu Bờ Tây bị chiếm đóng trong những ngày gần đây.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục