Ngày 20/7, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tiến hành cải tổ nội các, theo đó bổ nhiệm một số vị trí bộ trưởng mới.


Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.

Động thái này của Tổng thống Macron được xem là nhằm làm mới hệ thống chính trị sau liên tiếp những khủng hoảng trong nhiệm kỳ thứ hai của mình.

Cụ thể, ông Gabriel Attal, 34 tuổi, cựu phát ngôn viên của Chính phủ Pháp, đã được bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục, thay thế cho ông Pap Ndiaye - người từng là Bộ trưởng gốc Phi đầu tiên của Bộ Giáo dục Pháp. Ông Attal từng là thành viên nội các trẻ tuổi nhất khi chỉ mới 29 tuổi.

Vị trí Bộ trưởng Y tế được giao cho ông Aurelien Rousseau. Ông Rousseau giành được sự tin tưởng trong khoảng thời gian điều hành cơ quan y tế công cộng ở khu vực Paris trong đại dịch COVID-19, trước khi trở thành chánh văn phòng của Thủ tướng Elisabeth Borne vào năm ngoái.

Các gương mặt thành viên nội các mới khác bao gồm ông Philippe Vigier - người sẽ giữ chức Bộ trưởng phụ trách các vấn đề đối ngoại; thị trưởng Dunkirk, ông Patrice Vergriete, giữ chức Bộ trưởng phụ trách Thành phố và Nhà ở; bà Sabrina Agresti-Roubache sẽ giữ chức quản lý, chịu trách nhiệm về các chính sách đô thị. Các vị trí Thủ tướng, Ngoại trưởng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ sẽ được giữ nguyên.

Trong cuộc gặp với các nhà lập pháp tối 19/7, Tổng thống Macron nhấn mạnh chính phủ nên có cách ứng phó thận trọng và thấu đáo hơn trong các tình huống có yếu tố bạo loạn, đồng thời cần có cái nhìn sâu sắc hơn về các vấn đề trước khi soạn thảo chính sách mới.

Giới phân tích nhận định cuộc cải tổ đánh dấu sự thay đổi trong các cơ quan dân sự xã hội của Pháp, cũng phù hợp với cam kết đổi mới chính trị của ông Macron đưa ra năm 2017. Các thành viên nội các mới đều được cho là có kinh nghiệm trên chính trường. Thông báo của Văn phòng Tổng thống Pháp cho biết ông Macron sẽ có cuộc họp đầu tiên với nội các mới vào sáng 21/7 (giờ địa phương).


Theo Baotintuc

Các tin khác


Bệnh viện Mỹ dùng túi đựng xác chứa đá lạnh điều trị cho bệnh nhân trong đợt nắng nóng

Nắng nóng gay gắt không ngừng thiêu đốt phần lớn miền Nam nước Mỹ đã khiến hơn 90 triệu người nhận cảnh báo về nhiệt. Đài BBC (Anh) đưa tin một bệnh viện tại Mỹ đang sử dụng túi đựng xác chứa đầy đá lạnh để hạ nhiệt cho bệnh nhân.

Trung Quốc: Không có giải pháp quân sự cho khủng hoảng Ukraine

Trung Quốc cảnh báo cuộc xung đột ở Ukraine đang ngày càng trở nên không thể đoán trước kể từ khi giao tranh nổ ra vào năm ngoái.

Ai Cập đạt thặng dư ngân sách sơ cấp kỷ lục

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 17/7, Bộ Tài chính Ai Cập cho biết nước này đã đạt được thặng dư ngân sách sơ cấp 164,3 tỷ bảng Ai Cập (5,3 tỷ USD) trong năm tài chính 2022/2023.

Thảm họa lan rộng khi biến đổi khí hậu tấn công Trái Đất

Hành tinh nóng lên đang gây ra các hiện tượng có sức tàn phá kỷ lục như hạn hán, lũ lụt, bão, cháy rừng, ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường sống, trong khi các nhà khoa học cảnh báo tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn.

Khai khoáng biển sâu: Mỏ vàng mới hay thảm họa cho môi trường?

Cơ quan quản lý Đáy biển Quốc tế thuộc Liên hợp quốc đang thảo luận về khai khoáng biển sâu. Phương pháp này có thể giúp khai thác khoáng sản quan trọng cho quá trình chuyển đổi năng lượng xanh nhưng cũng tăng thêm lo lắng về tác động tiềm ẩn đối với hệ sinh thái biển.

Chiến thắng Moncada vẹn nguyên sức sống và ý nghĩa thời đại

Năm nay, nhân dân Cuba và đông đảo các lực lượng cách mạng trên thế giới kỷ niệm 70 năm cuộc tiến công pháo đài Moncada (26/7/1953-26/7/2023), sự kiện mở đầu cuộc cách mạng do lãnh tụ Cuba Fidel castro (Phi-đen Ca-xtơ-rô) lãnh đạo, đồng thời là cột mốc đánh dấu quá trình các quốc gia dân tộc Mỹ Latin đấu tranh chống đế quốc, bảo vệ chủ quyền quốc gia, thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục