Ủy ban châu Âu (EC) chấp thuận bắt đầu các cuộc đàm phán gia nhập EU với Ukraine, nhưng động thái này chủ yếu mang tính biểu tượng.


Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (phải) và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tại cuộc gặp ở Kiev ngày 4/11/2023. Ảnh: AFP/TTXVN

Ủy ban châu Âu (EC) mới đây đã khuyến nghị mở các cuộc đàm phán chính thức về việc Ukraine gia nhập Liên minh châu Âu (EU) sau khi Kiev hoàn thành cải cách, Bloomberg đưa tin, với các điều kiện then chốt như cải thiện thành tích chống tham nhũng; ban hành luật điều chỉnh hoạt động vận động hành lang trong kế hoạch hành động chống lại giới tài phiệt đầu sỏ; và cải thiện việc bảo vệ ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số.

Ngay sau khi có khuyến nghị từ EC, các nhà lãnh đạo EU có thể ký quyết định tại hội nghị thượng đỉnh vào tháng 12 tới. Nếu họ làm như vậy, cơ quan điều hành EU sẽ bắt tay vào các vấn đề kỹ thuật, đặc biệt là một lộ trình sẽ được soạn thảo và sẽ đánh giá xem liệu Ukraine có điều chỉnh luật của mình phù hợp với các tiêu chuẩn của EU hay không.

Một quốc gia ứng cử viên sẽ phải đáp ứng tất cả các điều kiện cần thiết, tổ chức các cuộc đàm phán và tiến hành cải cách phù hợp với 35 chương theo luật pháp EU, bao gồm một loạt vấn đề như sự di chuyển tự do của dòng vốn đến phúc lợi xã hội và từ giao thông vận tải đến các nỗ lực chống tham nhũng. Ngay cả trong trường hợp tốt nhất, quá trình chuyên sâu như vậy có thể kéo dài nhiều năm.

Tổng biên tập tờ Các vấn đề Toàn cầu (Nga) Fyodor Lukyanov nhận định với tờ Vedomosti rằng bất kỳ khuyến nghị nào về việc mở các cuộc đàm phán gia nhập với Ukraine về cơ bản là một cử chỉ mang tính biểu tượng, trong khi quá trình đàm phán thực tế về tư cách thành viên có thể kéo dài vô tận.

Tùy thuộc vào những gì EU mong muốn từ Ukraine, khối này sẽ góp phần vào sự hội nhập của Kiev hoặc ngầm trì hoãn quá trình này. Và trên thực tế, EU sẽ chỉ xem xét nghiêm túc việc xin gia nhập của Ukraine sau khi tình trạng xung đột hiện tại kết thúc, chuyên gia Lukyanov khẳng định. Ông nói, hiện tại, Brussels chỉ đang tìm cách thể hiện sự ủng hộ chính trị của mình đối với Kiev trong cuộc xung đột với Nga.

Kirill Teremetsky, một chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Toàn diện châu Âu và Quốc tế tại Trường Kinh tế Cao cấp Moskva (Đại học HSE), lưu ý mặc dù Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky đã ký sửa đổi luật giáo dục của Ukraine nhằm giảm bớt căng thẳng với Hungary liên quan đến người dân tộc Hungary ở vùng Transcarpathia của Ukraine, giáp biên giới Hungary, nhưng vấn đề với nhóm thiểu số Magyar vẫn sẽ tồn tại.

Nhìn chung, Budapest nhiều khả năng sẽ chỉ hài lòng nếu Kiev đáp ứng được 3 yêu cầu của mình là bãi bỏ hoàn toàn luật giáo dục, loại Ngân hàng OTP của Hungary khỏi danh sách đen của Ukraine, ký lệnh ngừng bắn và bắt đầu đàm phán với Nga. Nếu Ukraine từ chối nhượng bộ về những điểm này, Hungary có thể tiến tới ngăn chặn bất kỳ cuộc đàm phán gia nhập nào một cách độc lập, nhưng trên thực tế, các bên có thể đạt được thỏa hiệp thông qua thương lượng, chuyên gia này dự đoán.

Tờ Politico (Mỹ) ngày 10/11 dẫn lời Phó Thủ tướng Ukraine Olga Stefanishyna cho biết nước này sẵn sàng thỏa hiệp trước quyết định của EU về việc khởi động đàm phán tư cách thành viên, trong khi khuyến nghị của EC về vấn đề trên đã mang lại khoảnh khắc vui mừng hiếm hoi cho quốc gia đang có xung đột với Nga.

Tuy nhiên, các bên sẽ vẫn còn nhiều việc phải làm trước cuộc họp của Hội đồng châu Âu vào tháng 12/2023, tại đó các nhà lãnh đạo EU sẽ quyết định xem có ủng hộ khuyến nghị của EC hay không.



Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Mỹ: Lốc xoáy tàn phá nhiều khu vực ở Oklahoma, Nebraska và Iowa

Ngày 28/4, chính quyền và truyền thông địa phương cho biết hàng chục cơn lốc xoáy đã tàn phá nhiều khu vực ở bang Oklahoma và các bang ở vùng Great Plains (Đại Bình nguyên) nước Mỹ, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục