Một quan chức cấp cao tại Mỹ thừa nhận rằng việc Mỹ nhận quá nhiều nhiên liệu hạt nhân từ Nga là "rất đáng lo ngại”.


Một nhà máy điện hạt nhân gần thành phố Waynesboro, bang Georgia (Mỹ). Ảnh: AP

Theo đài Sputnik (Nga), trong cuộc trao đổi với một tờ báo Anh ngày 7/11, Trợ lý Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Kathryn Huff nhấn mạnh: "Điều thực sự quan trọng là chúng tôi thoát phụ thuộc, đặc biệt là thoát phụ thuộc Nga. Nếu không hành động, Nga sẽ tiếp tục giữ vững thị trường này. Điều này thực sự là vấn đề then chốt đối với an ninh quốc gia, khí hậu và độc lập về năng lượng của chúng ta”.

Số lượng urani làm giàu mà Mỹ nhập khẩu từ tập đoàn Rosatom của Nga đã tăng gấp đôi trong nửa đầu năm 2023, chiếm khoảng 1/4 lượng nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Mỹ, bất chấp việc Washington thúc đẩy chấm dứt nhập khẩu năng lượng của Nga trên toàn cầu.

Dự luật cấm nhập khẩu từ tập đoàn Rosatom vào năm 2028 đã được một tiểu ban Hạ viện Mỹ thông qua vào tháng 5, nhưng không đạt được bất kỳ tiến bộ nào tại Quốc hội kể từ đó.

Mỹ bắt đầu mua một lượng lớn urani đã làm giàu từ Nga sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc theo chương trình "Megatons to Megawatts”. Chương trình này sử dụng 500 tấn urani của Nga và chuyển đổi nó thành thành dạng có thể sử dụng được trong các nhà máy điện hạt nhân của Mỹ.

Sau thảm họa hạt nhân tại Fukushima (Nhật Bản) năm 2011, nhiều quốc gia đã tạm dừng xây dựng nhà máy điện hạt nhân, khiến một số công ty tư nhân như Westinghouse (Mỹ) và Areva SA (Pháp) phá sản, làm gián đoạn chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, Rosatom không chỉ "vượt qua cơn bão” mà còn thâm nhập vào các thị trường với tư cách là nhà công ty mới cung cấp urani làm giàu.

Ngày nay, Mỹ thiếu một ngành công nghiệp phù hợp để khai thác, tinh chế và sản xuất thanh nhiên liệu hạt nhân U-235 có thể đáp ứng nhu cầu của ngành điện hạt nhân đang phát triển tại nước này. Do vậy, Mỹ chuyển sang Rosatom để lấp đầy khoảng trống. Theo dữ liệu của chính phủ Mỹ, Rosatom cung cấp khoảng 25% lượng urani làm giàu mà Mỹ nhập khẩu trong nửa đầu năm 2023 và khoảng 14% nhiên liệu hạt nhân nước này nhập khẩu năm 2022.

Tương tự, châu Âu cũng nhập khẩu lượng lớn nhiên liệu hạt nhân từ Nga - khoảng 17% lượng nhiên liệu hạt nhân nhập khẩu năm 2022. Châu Âu vẫn nhập khẩu nhiều than và khí thiên nhiên hóa lỏng từ Nga. Các lệnh trừng phạt đối với Nga đã khiến giá năng lượng ở Liên minh châu Âu (EU) tăng vọt.

Ngành điện hạt nhân tại Mỹ nằm trong nhóm lớn nhất thế giới, với 29% thị phần toàn cầu vào năm 2021, mặc dù tỷ lệ này đã giảm dần kể từ khi đạt đỉnh vào những năm 1990. Vào tháng 7, Mỹ đã mở lò phản ứng hạt nhân đầu tiên sau 7 năm tại Nhà máy phát điện Alvin W. Vogtle ở bang Georgia, nâng tổng số lò phản ứng thương mại đang vận hành tại 54 nhà máy điện hạt nhân là 93 lò.



Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Scotland (Anh) có Thủ hiến mới

Chính trị gia kỳ cựu John Swinney ngày 7/5 trở thành Thủ hiến mới của vùng Scotland sau khi được cơ quan lập pháp Scotland (SP) bầu với tỷ lệ 64 phiếu thuận, 57 phiếu chống và 7 phiếu trắng.

Ông Putin tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Nga nhiệm kỳ 5

Ông Vladimir Putin đã tuyên thệ nhậm chức tổng thống Nga nhiệm kỳ thứ 5 trong buổi lễ diễn ra ở Điện Kremlin vào 12h ngày 7/5 theo giờ Moscow (tức 16h theo giờ Việt Nam).

Italy: 5 công nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn lao động trên đảo Sicily

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, ngày 6/5, đã có 5 công nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn tại một nhà máy xử lý nước thải ở thị trấn casteldaccia, cách thành phố Palermo trên đảo Sicily 20 km.

Gần 70.000 người phải sơ tán do lũ lụt tại Brazil

Ngày 5/5, Cơ quan Phòng vệ Dân sự Brazil cho biết lũ lụt, lở bùn và mưa bão đã buộc gần 70.000 người phải sơ tán và khiến ít nhất 356.000 người chịu cảnh mất điện tại miền Nam nước này.

Chặng đường nhiều thành tựu của EU

Nhiều hoạt động được tiến hành nhằm kỷ niệm 20 năm ngày Liên minh châu Âu (EU) kết nạp thêm 10 nước thành viên, sự kiện đánh dấu đợt mở rộng lớn nhất trong lịch sử của khối. Nhìn lại chặng đường đã qua, sự mở rộng nhanh chóng của EU tạo ra nhiều thành tựu, song cũng kéo theo không ít thách thức, nhất là trong bối cảnh tình hình địa chính trị, kinh tế... hiện thay đổi nhiều so với 20 năm trước với hàng loạt nguy cơ rình rập.

WHO kêu gọi đạt được thỏa thuận toàn cầu về đại dịch trước thời hạn chót

Ngày 3/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hối thúc các nước nhất trí một thỏa thuận nhằm đối với với các đại dịch trong tương lai, trong bối cảnh tháng này là thời hạn chót cho đàm phán.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục