Nghiên cứu mới cho thấy các vụ cháy rừng dữ dội tàn phá bang California (Mỹ) trong những năm gần đây đã ảnh hưởng đến môi trường sống của hàng trăm loài động vật hoang dã tại bang này.


Trực thăng phun nước dập lửa cháy rừng tại Aguana, California (Mỹ), ngày 31/10/2023. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Proceedings của Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ ngày 20/11, quy mô các vụ cháy rừng ở bang California trong giai đoạn 2020 - 2021 là lớn chưa từng có trong lịch sử hiện đại, với hơn 19.000 km2 thảm thực vật rừng bị thiêu rụi, gây ảnh hưởng đến môi trường sống của 508 loài động vật có xương sống.

Khoảng 58% diện tích rừng bị cháy ở California trong giai đoạn 2012 - 2021 tập trung vào các năm 2020 và 2021. Trong đó, tổng diện tích rừng bị cháy mỗi năm gấp ít nhất 10 lần so với mức trung bình lịch sử từ năm 1878 - 2011. Nghiên cứu cũng cho thấy trong hai năm 2020 và 2021, cháy rừng đã thiêu trụi ít nhất 10% môi trường sống của 100 loài động vật có xương sống, 16 loài trong số đó cần được bảo tồn để tránh nguy cơ tuyệt chủng. Đáng chú ý, các đám cháy rừng có mức độ nghiêm trọng cao đã tàn phá 5% - 14% nơi sinh sống của 100 loài này, dẫn đến khả năng thay đổi to lớn trong cấu trúc môi trường sống.

Nghiên cứu chỉ ra rằng với các trận cháy rừng chưa từng có cả về quy mô và mức độ nghiêm trọng do biến đổi khí hậu, động vật hoang dã trong khu vực không thích nghi kịp với những đám cháy lớn như vậy và phải vật lộn để ứng phó với những thay đổi nhanh chóng trong môi trường sống.

Nghiên cứu nhấn mạnh các biện pháp quản lý rừng hiệu quả - như đốt rừng có kiểm soát và tỉa thưa cây - là cần thiết để hạn chế mức độ nghiêm trọng của cháy rừng, đồng thời tăng sức chống chịu của môi trường sống hoang dã.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Độc đáo máy bay ''Tomorrowland'' mới với công nghệ thực tế tăng cường

Brussels Airlines vừa giới thiệu phiên bản mới của chiếc máy bay "Amare" mang màu sắc lễ hội Tomorrowland, đánh dấu sự hợp tác lâu dài giữa hãng hàng không Bỉ và lễ hội âm nhạc điện tử nổi tiếng thế giới.

Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục