Loạt vụ tấn công của lực lượng Houthi ở Yemen vào các tàu thương mại ở Biển Đỏ và vùng Vịnh đã gây gián đoạn lớn cho tuyến đường vận chuyển quan trọng này.


Tàu thuyền chờ đi qua Kênh đào Suez, Ai Cập. Ảnh: AFP/TTXVN

Chi phí vận chuyển hàng hóa qua Biển Đỏ và Kênh đào Suez - tuyến đường thủy huyết mạch của hoạt động vận chuyển toàn cầu - đã tăng hơn 300% kể từ tháng 11/2023, sau khi Houthi tấn công các tàu thương mại được cho là có liên hệ với Israel. Đó là con số do tờ Sky News phản ánh ngày 12/1, trích dẫn dữ liệu phân tích của công ty hậu cần toàn cầu DSV.

Chỉ số vận tải container Thượng Hải (SCFI) - thước đo phổ biến nhất để đo lường chi phí - đã tăng lên 3.101 USD/container, từ mức 2.871 USD/container một tuần trước đó. Dữ liệu cho thấy chi phí chung để chuyển một container từ Thượng Hải đến châu Âu đã tăng 310% so với chi phí vào đầu tháng 11/2023.

Với lời cam kết ủng hộ người dân Palestine ở Dải Gaza, phong trào Houthi từ giữa tháng 10/2023 đã phóng nhiều máy bay không người lái và tên lửa nhắm vào các tàu thương mại ở Biển Đỏ, cũng như các tàu chiến tuần tra khu vực quan trọng này. Ước tính, Houthi đã thực hiện 20 vụ tấn công, buộc các hãng vận tải lớn như MSC, Maersk, CMA CGM và Hapag-Lloyd phải chuyển hướng hàng hóa đi vòng qua cực Nam châu Phi, tránh Vịnh Aden và Kênh đào Suez.

Thay đổi lộ trình sẽ kéo dài thời gian di chuyển thêm khoảng 10 ngày và cũng buộc các công ty vận tải phải đốt thêm nhiên liệu. Cùng lúc đó, thù lao của nhân viên đã tăng lên, cũng như là làm tăng hóa đơn bảo hiểm. 

Dù tăng mạnh, nhưng chi phí vận chuyển qua kênh Suez vẫn thấp hơn mức kỷ lục của tháng 3/2021, khi tàu container Ever Given dài 400 mét bị mắc kẹt và chặn ngang kênh đào này. Tuyến đường thương mại quan trọng này đã phải đóng cửa trong sáu ngày. Sự cố đó cũng khiến hàng trăm con tàu xếp hàng ùn ứ trên biển, và gây thiệt hại 9 tỷ USD mỗi ngày cho thương mại toàn cầu.

Ngày 12/1, Mỹ và Anh bắt đầu triển khai các đòn không kích nhắm vào hàng mục tiêu của  Houthi ở Yemen để đáp trả hành động của nhóm này ở Biển Đỏ và Vùng Vịnh. Động thái đó đã thu hút nhiều phản ứng trái chiều từ quốc tế, với nhiều cảnh báo rằng nó sẽ dẫn đến leo thang xung đột ở Trung Đông.

Theo Báo Tin tức

Các tin khác


Gần 70.000 người phải sơ tán do lũ lụt tại Brazil

Ngày 5/5, Cơ quan Phòng vệ Dân sự Brazil cho biết lũ lụt, lở bùn và mưa bão đã buộc gần 70.000 người phải sơ tán và khiến ít nhất 356.000 người chịu cảnh mất điện tại miền Nam nước này.

Chặng đường nhiều thành tựu của EU

Nhiều hoạt động được tiến hành nhằm kỷ niệm 20 năm ngày Liên minh châu Âu (EU) kết nạp thêm 10 nước thành viên, sự kiện đánh dấu đợt mở rộng lớn nhất trong lịch sử của khối. Nhìn lại chặng đường đã qua, sự mở rộng nhanh chóng của EU tạo ra nhiều thành tựu, song cũng kéo theo không ít thách thức, nhất là trong bối cảnh tình hình địa chính trị, kinh tế... hiện thay đổi nhiều so với 20 năm trước với hàng loạt nguy cơ rình rập.

WHO kêu gọi đạt được thỏa thuận toàn cầu về đại dịch trước thời hạn chót

Ngày 3/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hối thúc các nước nhất trí một thỏa thuận nhằm đối với với các đại dịch trong tương lai, trong bối cảnh tháng này là thời hạn chót cho đàm phán.

CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục