Trước cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu, hôm 6/2, Ủy ban châu Âu sẽ hối thúc EU cắt giảm 90% lượng phát thải khí nhà kính ròng vào năm 2040.

Mục tiêu này sẽ đánh giá sự ủng hộ chính trị đối với chính sách tích cực về chống biến đổi khí hậu của châu Âu.

Theo dự thảo khuyến nghị của Ủy ban châu Âu, EU sẽ hỗ trợ mục tiêu giảm ròng 90% lượng phát thải khí nhà kính so với mức năm 1990.

Mục tiêu cho tới năm 2040 gồm tìm cách duy trì các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu đáp ứng cả mục tiêu dài hạn là đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và chấm dứt sự đóng góp liên tục của châu Âu vào biến đổi khí hậu, cũng như mục tiêu khí hậu hiện tại vào năm 2030.

Kế hoạch của EU, được xây dựng trong bối cảnh các cuộc biểu tình của nông dân châu Âu và phản ứng dữ dội chống lại một số luật xanh của EU, tập trung vào việc duy trì sự ủng hộ của công chúng và các công ty châu Âu.

Theo dự thảo kế hoạch của EU, có thể được thay đổi trước khi công bố, "sẽ cần tập trung nhiều hơn vào những điều kiện cho phép các doanh nghiệp và người dân làm chủ quá trình chuyển đổi" để gia hạn Thỏa thuận Xanh châu Âu trong suốt thập kỷ đến năm 2040.

"Hành động vì khí hậu phải đưa mọi người đi cùng", dự thảo kế hoạch viết.


Nông dân đã biểu tình trên khắp châu Âu (Ảnh: RTE)

Cuộc thảo luận chính trị về mục tiêu này sẽ bắt đầu vào ngày 6/2, nhưng đề xuất pháp lý cuối cùng sẽ đến từ Ủy ban châu Âu mới được thành lập sau cuộc bầu cử vào tháng 6.

Chính sách khí hậu của châu Âu sắp bước vào giai đoạn chính trị đầy thách thức khi nó bắt đầu ảnh hưởng đến những lĩnh vực nhạy cảm như nông nghiệp và các doanh nghiệp truyền thống đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ xanh.

Theo dự thảo, ngành nông nghiệp được cho là sẽ giảm 30% lượng khí thải không phải CO2 so với mức năm 2015 vào năm 2040. Tuy nhiên, các quan chức EU hôm 5/2 ám chỉ rằng ngành công nghiệp gây tranh cãi về mặt chính trị này có thể không đạt được mục tiêu này trong phiên bản cuối cùng.

Kế hoạch thu giữ và lưu trữ hàng trăm triệu tấn khí thải CO2 vào năm 2050 được nêu trong tài liệu thứ hai của EU. Đây chỉ là một trong nhiều lĩnh vực sẽ cần đầu tư đáng kể vào công nghệ mới.

Với việc loại bỏ dần năng lượng sử dụng than và giảm 80% tổng mức sử dụng nhiên liệu hóa thạch, mục tiêu đến năm 2040 sẽ thay đổi mạnh mẽ cơ cấu năng lượng của châu Âu và thay thế bằng các nguồn năng lượng hạt nhân và tái tạo.Mức giảm phát thải 90% nằm trong phạm vi khuyến nghị chính thức của cố vấn khoa học khí hậu là 90 - 95%.

Dự thảo tài liệu cũng nêu ra những hậu quả của việc không giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, bao gồm cả các hiện tượng thời tiết cực đoan gây ngày càng nhiều thiệt hại. Nếu sự nóng lên toàn cầu không được giữ ở mức 1,5oC so với mức tiền công nghiệp, dự đoán sẽ dẫn đến khoản chi phí gia tăng là 2,4 nghìn tỷ Euro vào năm 2050.

So với mức vào năm 1990, lượng phát thải khí nhà kính của EU thấp hơn 33% vào năm 2022.



Theo VTV.VN

Các tin khác


CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục