Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn thông báo ngày 9/9 của Bộ trưởng Y tế Ấn Độ Apurva Chandra trong đó chỉ đạo các bang và vùng lãnh thổ liên bang về những hành động phòng ngừa, các triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh đậu mùa khỉ (mpox).


Bệnh đậu mùa khỉ có thể có các tổn thương trên da. Ảnh: Getty Images/TTXVN

Mặc dù Ấn Độ hiện mới chỉ có báo cáo về một trường hợp nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ, song Bộ trưởng Chandra vẫn nhấn mạnh các hành động y tế công cộng quan trọng cần được thực hiện để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro về bất kỳ trường hợp mắc bệnh hoặc tử vong nào ở trong nước do bệnh đậu mùa khỉ gây ra. 

Theo đó, Bộ trưởng Chandra chỉ đạo các địa phương phổ biến rộng rãi "Hướng dẫn quản lý bệnh đậu khỉ" của bộ và thực hiện hành động đối với cảnh báo bệnh truyền nhiễm cập nhật (CD-Alert) về căn bệnh này do Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh quốc gia (NCDC) ban hành. Các bang cũng cần xem xét khả năng chuẩn bị sẵn sàng cho y tế công cộng, đặc biệt là ở cấp cơ sở y tế tại bang và cấp huyện, trong đó có việc chuẩn bị các cơ sở cách ly trong bệnh viện để chăm sóc cả trường hợp nghi nhiễm lẫn trường hợp được xác nhận.

Về trường hợp nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ ở một người đàn ông vừa từ nước ngoài trở về Ấn Độ, Bộ Y tế ngày 8/9 cho biết bệnh nhân đã được cách ly tại một bệnh viện được chỉ định và hiện tình trạng sức khỏe đã ổn định. Các mẫu phẩm của bệnh nhân đang được xét nghiệm để xác nhận cuối cùng cũng như có thêm thông tin về chủng virus đậu mùa khỉ mà người này có thể nhiễm.

Bộ tuyên bố rằng diễn biến này phù hợp với đánh giá rủi ro trước đó do NCDC thực hiện. Bộ khẳng định thêm rằng các cơ quan y tế trong nước đã chuẩn bị đầy đủ để đối phó với các trường hợp lây nhiễm do đi lại và có sẵn các biện pháp mạnh mẽ để quản lý và giảm thiểu mọi rủi ro tiềm ẩn.

Bệnh đậu mùa khỉ là một vấn đề sức khỏe cộng đồng ở nhiều vùng ở châu Phi trong nhiều năm nhưng lại nổi lên như một mối lo ngại toàn cầu vào năm 2022. Kể từ ngày 1/1/2022, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nhận báo cáo các trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ từ 121 quốc gia thành viên. WHO cho biết, tính đến cuối tháng 7 vừa qua, tổng cộng có 102.997 trường hợp đã được xác nhận trong phòng thí nghiệm và 186 trường hợp nghi nhiễm, trong đó có 223 trường hợp tử vong.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Biến đổi khí hậu khiến bão dữ dội hơn

Giới khoa học nhận thấy sự nóng lên của đại dương do biến đổi khí hậu đang góp phần khiến bão mạnh lên nhanh hơn, hình thành siêu bão với sức tàn phá lớn như bão Yagi.

Xung đột Hamas - Israel bước sang tháng thứ 12

Tính đến ngày 7/9, xung đột giữa Phong trào Hamas và Israel tại Dải Gaza đã bước sang tháng thứ 12. Hiện có rất ít dấu hiệu cho thấy giao tranh sẽ sớm chấm dứt tại vùng lãnh thổ ven Địa Trung Hải này.

Thế giới thải ra 57 triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm

Nghiên cứu mới của Anh cho thấy hàng năm thế giới lại thải ra thêm 57 triệu tấn rác thải nhựa ra môi trường, 2/3 trong số đó đến từ khu vực Nam bán cầu.

Thị trường lao động Mỹ ổn định bất chấp lo ngại suy thoái

Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn số liệu của Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 5/9 (giờ địa phương) cho biết số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu đã giảm 5.000 đơn, xuống còn 227.000 đơn trong tuần kết thúc ngày 31/8.

Đối phó siêu bão Yagi, Hong Kong (Trung Quốc) hủy nhiều chuyến bay

Trung Quốc đang chuẩn bị cho sự xuất hiện của siêu bão Yagi, dự kiến ​​là cơn bão mạnh nhất trong gần 1 thập kỷ.

Nhiều giáo viên trẻ ở Hàn Quốc cân nhắc nghỉ việc vì lương thấp

Liên đoàn Hiệp hội Giáo viên Hàn Quốc hôm 4/9 công bố kết quả của cuộc khảo sát gần đây cho thấy gần 90% số giáo viên ở độ tuổi 20 và 30 ở nước này đang cân nhắc bỏ nghề và đổi việc vì mức lương không đủ chi tiêu cho cuộc sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục