Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, Tòa án Tối cao Mỹ ngày 18/12 đã đồng ý tổ chức điều trần xem xét đơn khiếu nại của TikTok yêu cầu dỡ bỏ lệnh cấm của chính phủ Mỹ đối với ứng dụng mạng xã hội này.
Quang cảnh bên ngoài Toà án Tối cao Mỹ ở Washington DC. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Tòa án Tối cao Mỹ dự kiến sẽ mở phiên tranh luận theo thể thức nhanh vào ngày 10/1/2025, khi luật cấm ứng dụng TikTok tại Mỹ chính thức có hiệu lực từ ngày 19/1/2025. Phiên điều trần sẽ xem xét liệu Đạo luật do chính quyền Tổng thống Joe Biden ký ban hành có vi phạm Tu chính án Thứ nhất hay không.
Trung bình mỗi năm Tòa án Tối cao Mỹ tiến hành khoảng 70-80 phiên tranh luận miệng. Hình thức điều trần này là cơ hội để các thẩm phán Tòa án Tối cao đặt câu hỏi trực tiếp với luật sư đại diện cho bên khiếu nại, và cũng là cơ hội để luật sư trình bày những điểm tranh luận mà họ xem là nổi bật, giữ vai trò quyết định trong xem xét phán quyết cuối cùng.
Trước đó, TikTok ngày 16/12 đã gửi đơn kháng cáo khẩn tới Tòa án Tối cao Mỹ, cho rằng đạo luật mà Tổng thống Biden ký ban hành vi phạm quyền trong Tu chính án Thứ nhất và quyền của 170 triệu người dùng Mỹ. Trong đơn, luật sư của TikTok cũng yêu cầu thẩm phán Tòa án Tối cao cho chính quyền Tổng thống đắc cử Donald Trump thêm thời gian để đưa ra quyết định, với lý do ông Trump và đội ngũ cố vấn từng lên tiếng ủng hộ duy trì nền tảng này.
Các luật sư cũng cho rằng nếu Tòa Tối cao bác đơn, quyết định cần được đưa ra trước ngày 6/1/2025, để TikTok có đủ thời gian điều phối với các nhà cung cấp dịch vụ nhằm thực hiện phần việc phức tạp về đóng cửa nền tảng này chỉ riêng ở thị trường Mỹ.
Tổng thống Joe Biden ngày 24/4/2024 đã ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm soát (PAFACA). Đạo luật buộc ByteDance - công ty có trụ sở tại Trung Quốc, phải hoàn tất việc thoái vốn tại TikTok theo thời hạn chót là ngày 19/1/2025. Nếu ByteDance không thực hiện chuyển quyền sở hữu, TikTok sẽ phải đối mặt với lệnh cấm trên toàn nước Mỹ. Đạo luật nhận được sự ủng hộ rộng rãi của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa, khi các nhà lập pháp Mỹ lo ngại dữ liệu về người Mỹ có thể bị khai thác khi họ sử dụng ứng dụng TikTok.
Theo Baotintuc.vn
Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc ngày 16/12 thông báo đã khởi động các thủ tục tư pháp cho phiên tòa luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol và sẽ tổ chức phiên điều trần đầu tiên vào 14h ngày 27/12 theo giờ địa phương.
Tình hình chính trị tại Hàn Quốc tiếp tục căng thẳng khi ông Han Dong Hoon, lãnh đạo đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền, tuyên bố từ chức trong bối cảnh Tổng thống Yoon Suk Yeol đang đối mặt với thủ tục luận tội tại Tòa án Hiến pháp.
Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, đang đứng trước ngưỡng cửa của một cuộc khủng hoảng không thể đảo ngược.
Chính phủ Israel vừa thông qua kế hoạch tăng gấp đôi dân số người Do Thái định cư tại Cao nguyên Golan, vùng lãnh thổ chiếm đóng bất hợp pháp từ Syria.
Antimon là kim loại thiết yếu trong sản xuất vũ khí và thiết bị quân sự, nhưng Mỹ hiện không sản xuất được. Trung Quốc đã cắt giảm nguồn cung cấp antimon, làm tăng sự phụ thuộc vào các quốc gia khác như Slovakia và Canada.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông - Bắc Phi, các quốc gia Arập ngày 14/12 cam kết ủng hộ tiến trình chuyển tiếp chính trị ở Syria, đồng thời cho biết sẽ làm việc với Liên hợp quốc (LHQ) để tạo điều kiện thuận lợi cho người tị nạn Syria được trở về an toàn, đồng thời cung cấp cho họ hỗ trợ nhân đạo sau cuộc chính biến lật đổ Tổng thống Syria Bashar Al-Assad ngày 8/12.