Trong cuộc họp báo ngày 7/1, đại diện cấp cao của Lầu Năm Góc cho biết các nước phương Tây sẽ phân chia nhu cầu quân sự của Ukraine thành nhiều lĩnh vực, đồng thời giao trách nhiệm cho các quốc gia thành viên hỗ trợ đáp ứng nhu cầu của Kiev trong từng khía cạnh cụ thể.


Lầu Năm Góc tại Washington D.C., Mỹ.

Theo đại diện Lầu Năm Góc, Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine – một nhóm bao gồm các nước phương Tây chịu trách nhiệm điều phối viện trợ quân sự cho Kiev – đã thiết lập 8 liên minh năng lực. Mỗi liên minh này sẽ đảm trách một phần năng lực quân sự của Ukraine, và sẽ có ít nhất hai quốc gia thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đồng lãnh đạo từng liên minh riêng biệt.

"Những nhà lãnh đạo của các liên minh này sẽ phải xác định và đưa ra kế hoạch chi tiết về nhu cầu cũng như mục tiêu của Ukraine trong các lĩnh vực như: không quân, xe thiết giáp, pháo binh, rà phá bom mìn, máy bay không người lái, hệ thống phòng thủ tên lửa và không quân tích hợp, công nghệ thông tin, và an ninh hàng hải từ nay đến năm 2027”, đại diện của Lầu Năm Góc cho biết.

Vào ngày 9/1 tới đây, cuộc họp lần thứ 25 của Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine sẽ diễn ra tại Căn cứ Không quân Ramstein ở Đức, với sự tham gia của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin. Bộ Quốc phòng Mỹ cũng bày tỏ kỳ vọng sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với nhóm liên lạc để hỗ trợ Ukraine, ngay cả khi có sự thay đổi chính quyền tại Nhà Trắng, khi Tổng thống đắc cử Donald Trump chuẩn bị nhậm chức.

Trước đó vào ngày 4/1, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken thừa nhận Washington đã chuyển giao vũ khí cho Kiev nhiều tháng trước khi cuộc xung đột Nga - Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022. Ông Blinken cũng khẳng định rằng số vũ khí này đã đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn bước tiến của Nga về phía Kiev.

Về phần mình, Liên bang Nga liên tục cảnh báo rằng việc cung cấp vũ khí cho Ukraine sẽ khiến tình hình căng thẳng leo thang, và có nguy cơ kéo các quốc gia NATO thành bên tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột. Điện Kremlin tuyên bố rằng việc phương Tây "bơm” vũ khí cho Kiev sẽ không giúp thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình, mà ngược lại sẽ có những tác động tiêu cực.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Iran liên quan đến thuế nhiên liệu

Quyết định mới đây của Thổ Nhĩ Kỳ về việc hủy bỏ miễn thuế nhiên liệu đối với các phương tiện thương mại Iran khi vào nước này đang gây ra nhiều tranh cãi.

Ethiopia: 80.000 người được sơ tán sau hàng loạt trận động đất

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, hàng chục nghìn người dân đang được sơ tán vào ngày 4/1 ở Ethiopia sau khi một số trận động đất đã làm rung chuyển quốc gia ở vùng Sừng châu Phi này trong 2 ngày vừa qua, với 2 trận động đất mạnh nhất được ghi nhận có độ lớn là 5 và 8.

Thế giới 2024: Indonesia ghi nhận năm nóng nhất trong lịch sử

Có Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý Indonesia (BMKG) ngày 3/1 cho biết năm 2024 được ghi nhận là năm nóng nhất trong lịch sử nước này.

Máy bay lao vào tòa nhà ở California (Mỹ), 2 người chết, 19 người bị thương

Hai người đã tử vong và 19 người bị thương hôm 2/1 khi một chiếc máy bay nhỏ đâm xuyên qua mái của một tòa nhà sản xuất đồ nội thất ở phía Nam bang California, Mỹ.

Dầu rò rỉ lan rộng sau sự cố ở biển Đen

Giới chức Nga ngày 2/1 cho biết, dầu rò rỉ từ sự cố hai tàu chở dầu gặp nạn ở eo biển Kerch đang lan đến các bãi biển khác trong khu vực, trong bối cảnh các lực lượng bảo vệ môi trường của Nga vẫn đang nỗ lực xử lý hậu quả vụ việc đối với môi trường và động vật ở đây.

Ít nhất 20 người di cư bị mất tích sau vụ lật thuyền gần Italy

Ít nhất 20 người di cư vượt biển Địa Trung Hải đã mất tích sau một vụ lật thuyền ngày 1/1 (giờ địa phương) gần đảo Lampudesa, phía Nam Italy, theo thông tin từ lực lượng cứu hộ quốc gia Nam Âu này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục