Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 4/4 thông báo ông sẽ ký một sắc lệnh hành pháp, gia hạn thêm 75 ngày cho tập đoàn ByteDance (Trung Quốc) – công ty mẹ của ứng dụng TikTok – để bán lại hoạt động tại Mỹ cho một công ty không thuộc Trung Quốc. Nếu không, nền tảng chia sẻ video đình đám này sẽ bị cấm hoàn toàn trên đất Mỹ.


Biểu tượng ứng dụng Tiktok trên màn hình điện thoại di động. Ảnh: Kyodo/TTXVN

Trong bài đăng trên mạng xã hội Truth Social, ông Trump nêu rõ: "Chính quyền của tôi đã nỗ lực rất nhiều để cứu TikTok và chúng tôi đã đạt được những tiến triển to lớn. Tuy nhiên, thỏa thuận vẫn cần thêm thời gian để đảm bảo tất cả những sự phê duyệt cần thiết được ký kết”.

Đây là lần thứ hai Tổng thống Trump sử dụng quyền hành pháp để tạm hoãn thực thi đạo luật do Tổng thống Joe Biden ký hồi tháng 4/2024, vốn yêu cầu ByteDance phải bán TikTok trong vòng 270 ngày với lý do an ninh quốc gia. Hạn chót ban đầu là ngày 19/1/2025, nhưng ông Trump - sau khi nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai vào ngày 20/1 vừa qua - đã hoãn thi hành luật để tiếp tục đàm phán.

Theo truyền thông Mỹ, một thỏa thuận đã được hoàn thiện sơ bộ vào ngày 2/4, theo đó TikTok Mỹ sẽ được tách riêng thành một công ty mới có trụ sở tại Mỹ, đa số cổ phần do nhà đầu tư Mỹ nắm giữ, và ByteDance chỉ giữ lại dưới 20% cổ phần.

Kế hoạch trên đã nhận được sự đồng thuận từ ByteDance, các nhà đầu tư và chính quyền Mỹ. Sự dàn xếp này được kỳ vọng sẽ xoa dịu lo ngại về việc Trung Quốc kiểm soát dữ liệu người dùng Mỹ, khi TikTok hiện có tới 170 triệu người dùng tại quốc gia này.

Tuy nhiên, một bước ngoặt lớn xảy ra ngày 2/4 khi Tổng thống Trump tuyên bố sẽ áp thuế cơ sở 10% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ ngày 5/4, và sau đó là thuế đối ứng với những nước có thâm hụt thương mại lớn với Mỹ từ ngày 9/4, trong đó Trung Quốc chịu mức thuế 34%. Để áp trả, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố cũng sẽ áp thuế đối ứng 34% với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ vào Trung Quốc kể từ ngày 10/4.

Theo các nguồn thạo tin, diễn biến trên cũng khiến Trung Quốc suy nghĩ lại về thỏa thuận TikTok. Một nguồn tin tiết lộ ByteDance đã liên hệ Nhà Trắng ngay sau đó, cho biết Trung Quốc sẽ không duyệt thỏa thuận nếu không có thương lượng riêng về thương mại và thuế quan.

Phía ByteDance xác nhận rằng công ty này đang "thảo luận với Chính phủ Mỹ về một giải pháp tiềm năng cho TikTok”, nhưng không có thỏa thuận nào được ký kết và "vẫn còn nhiều vấn đề then chốt cần giải quyết". ByteDance đồng thời nêu rõ mọi thỏa thuận đều phải được phê duyệt theo luật pháp Trung Quốc - một điểm nghẽn khó tháo gỡ trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang.

Trong khi đó, Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ tuyên bố: "Trung Quốc luôn tôn trọng và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp và phản đối các hành vi vi phạm nguyên tắc kinh tế thị trường”.

Phó Tổng thống Mỹ JD Vance và đội ngũ của ông được cho là đã đàm phán trực tiếp với các nhà đầu tư tiềm năng trong nhiều tháng, đặt nền móng cho một thỏa thuận cứu TikTok. Nhưng giờ đây, tương lai của thương vụ này trở nên bất định hơn bao giờ hết.

Mối lo ngại về an ninh dữ liệu vẫn là trọng tâm gây tranh cãi hiện nay. Ông Chris Pierson - Giám đốc điều hành (CEO) nền tảng bảo mật BlackCloak - cảnh báo: "Nếu thuật toán vẫn nằm trong tay ByteDance, thì mọi rủi ro gốc rễ vẫn còn nguyên. Kiểm soát dữ liệu và thuật toán là cốt lõi của vấn đề”.

Trong khi đó, theo khảo sát mới nhất của Trung tâm Nghiên cứu Pew, chỉ khoảng 1/3 số người dân Mỹ được hỏi ủng hộ lệnh cấm TikTok, giảm đáng kể so với tỷ lệ ủng hộ 50% trong cuộc khảo sát năm 2023. Trong khi đó, phần còn lại chia đều giữa phản đối lệnh cấm và không có ý kiến rõ ràng.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Động đất tại Myanmar: Đội cứu hộ Bộ Công an tìm thêm được một nạn nhân

Chiều 1/4, tại hiện trường bệnh viện thị trấn Xabuthiri, ngoại ô thủ đô Nay Pyi Taw của Myanmar, đội cứu nạn, cứu hộ Bộ Công an Việt Nam đã đưa được thi thể nạn nhân thứ hai là một nam thanh niên 17 tuổi ra khỏi đống đổ nát.

Động đất tại Myanmar: Chưa thể xác định quy mô tàn phá

Liên hợp quốc và các tổ chức cứu trợ cho biết chưa thể xác định quy mô tàn phá của trận động đất kinh hoàng vừa qua ở Myanmar, đồng thời cảnh báo vụ việc có thể làm trầm trọng thêm nạn đói và nguy cơ bùng phát dịch bệnh ở một quốc gia vốn đã có gần 20 triệu người cần hỗ trợ nhân đạo trước trận động đất.

Lực lượng Quân đội và chó nghiệp vụ tích cực cứu nạn người dân Myanmar

Theo chính quyền quân sự Myanmar, tính đến ngày 31/3, số người thiệt mạng trong trận động đất có độ lớn 7,7 xảy ra ngày 28/3, đã tăng lên 2.056 người.

Động đất ở Thái Lan: Sắp hết thời gian vàng, đội cứu hộ vẫn miệt mài tìm kiếm nạn nhân

Theo tờ The Nation Thailand, khi thời gian vàng chỉ còn vào tiếng nữa là kết thúc, lực lượng cứu hộ vẫn miệt mài và cố gắng tìm kiếm thêm người sống sót trong đống đổ nát của tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Nhà nước bị đổ sập do động đất ở thủ đô Bangkok, Thái Lan.

Động đất tại Myanmar: ASEAN bày tỏ đoàn kết, sát cánh cùng Myanmar và Thái Lan trong thời khắc khó khăn

Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, ngày 30/3, với tư cách nước Chủ tịch ASEAN năm 2025, Malaysia đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp đặc biệt của Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN để ứng phó với trận động đất mạnh làm rung chuyển Myanmar và Thái Lan.

Động đất ở Myanmar: Số nạn nhân vượt qua 5.400 người, tổn thất tài chính có thể hơn GDP năm

Số người chết, bị thương và mất tích ở Myanmar sau trận động đất thế kỷ trưa 28/3 đã vượt qua 5.400 người và theo dự báo, tổn thất tài chính có thể vượt quá tổng sản lượng kinh tế hằng năm của Myanmar.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục