Tập đoàn ô tô Trung Quốc FAW hôm 21/4 thông báo kế hoạch ra mắt thương hiệu xe sang Hongqi (Hồng Kỳ) tại thị trường Mexico trong quý II/2025, đồng thời xem xét khả năng xây dựng nhà máy lắp ráp xe tại quốc gia Mỹ Latinh này nhằm tận dụng nền tảng công nghiệp ô tô phát triển mạnh mẽ của Mexico.
Theo phóng viên TTXVN tại Mexico, trong một thông báo, ông Wang Chengjie, Tổng Giám đốc phụ trách khu vực Đông Nam Á và Mỹ Latinh của thương hiệu Hongqi, đồng thời là người đứng đầu bộ phận xuất nhập khẩu của FAW, đánh giá cao tiềm năng thị trường ô tô cùng tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định của Mexico, hai yếu tố quan trọng đối với quyết định đầu tư của FAW.
Cụ thể, theo người đứng đầu bộ phận xuất nhập khẩu của FAW, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người tại Mexico tăng đều đặn trong những năm gần đây cũng như xu hướng ưa chuộng xe sang của người tiêu dùng, nền kinh tế lớn thứ 2 Mỹ Latinh này ngày càng thu hút sự chú ý của các thương hiệu xe sang thế giới, trong đó có Hongqi.
Trong giai đoạn đầu, Hongqi sẽ khai trương 20 phòng trưng bày tại các thành phố lớn của Mexico, nơi tập trung khoảng 70% lượng khách hàng tiềm năng. Trong giai đoạn kế tiếp, hãng dự kiến mở rộng mạng lưới phân phối lên 30-40 trung tâm trên toàn quốc, trong đó tích hợp dịch vụ hậu mãi, sửa chữa và bảo dưỡng định kỳ.
Nhằm triển khai kế hoạch kinh doanh, Hongqi - chi nhánh sản xuất xe sang của tập đoàn FAW thuộc sở hữu của Chính phủ Trung Quốc - cũng đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với 5 nhà phân phối ô tô lớn nhất tại Mexico, trong đó có các văn bản hợp tác triển khai các chiến dịch tiếp thị, bán hàng, dịch vụ chăm sóc khách hàng và dịch vụ hậu mãi.
Bên cạnh đó, Tổng Giám đốc phụ trách khu vực Đông Nam Á và Mỹ Latinh của thương hiệu Hongqi cho biết sau khi triển khai giai đoạn xâm nhập thị trường thông qua các hoạt động tiếp thị và bán hàng, hãng sẽ xem xét khả năng xây dựng nhà máy lắp ráp tại Mexico nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng sở tại cũng như các thị trường khác trong khu vực Mỹ Latinh.
Mexico hiện là một trong những trung tâm sản xuất ô tô lớn nhất thế giới và đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng ô tô toàn cầu. Với vị trí địa lý thuận lợi, hệ thống hiệp định thương mại tự do rộng khắp và lực lượng lao động lành nghề, ngành công nghiệp ô tô Mexico đã phát triển mạnh mẽ trong nhiều thập kỷ qua và trở thành trụ cột của nền kinh tế quốc gia.
Với công suất thiết kế ước tính đạt 5 triệu xe/năm, nước này sở hữu hơn 20 nhà máy lắp ráp và sản xuất ô tô do các tập đoàn đa quốc gia điều hành, trong đó có những tên tuổi lớn như General Motors, Ford, Stellantis, Toyota, Volkswagen, Honda, Nissan, BMW, Mercedes-Benz, KIA và Audi.
Bên cạnh đó, Mexico có một hệ sinh thái công nghiệp phụ trợ mạnh mẽ, với trên 1.000 công ty cung cấp phụ tùng, từ cấp 1 đến cấp 3. Nhiều nhà máy chế tạo phụ tùng phục vụ không chỉ cho sản xuất nội địa mà còn xuất khẩu sang các nước khác trong khu vực, đặc biệt là Mỹ.
Theo TTXVN
Tòa án Tối cao Nga vừa chính thức dỡ bỏ lệnh cấm đối với Taliban, nhóm từng bị coi là tổ chức khủng bố suốt hơn 20 năm qua.
Ngày 16/4, bang California của Mỹ đã đệ đơn kiện nhằm ngăn chặn các biện pháp thuế quan của Tổng thống Donald Trump áp đặt đối với các đối tác thương mại, cáo buộc ông lạm dụng quyền hạn và gây thiệt hại tài chính cho bang này nói riêng và đất nước nói chung.
Từ Apple đến Nvidia, một số tập đoàn công nghệ hàng đầu của Mỹ vừa nhận được "tấm khiên” tạm thời trước làn sóng thuế quan của Tổng thống Donald Trump. Tuy nhiên, đối với phần lớn doanh nghiệp khác, đặc biệt là các ngành sản xuất và nông nghiệp, mức thuế quan mới cao ngất ngưỡng thể trở thành đòn giáng nặng nề.
Theo thông báo từ Nhà Trắng vào đêm 15/4 (giờ địa phương), Mỹ sẽ áp thuế lên tới 245% đối với hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc, trong một động thái nhằm đáp trả các biện pháp trả đũa mới đây của Bắc Kinh.
Ngày 16/4, cảnh sát Hàn Quốc tiến hành khám xét văn phòng cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol cùng khu phức hợp an ninh, như một phần trong cuộc điều tra hình sự mở rộng nhằm vào Tổng thống bị phế truất.
Theo Bloomberg, Tổng thống Donald Trump tiếp tục hối thúc Trung Quốc chủ động liên lạc với ông để khởi động các cuộc đàm phán nhằm giải quyết căng thẳng thương mại ngày càng leo thang giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.