Trước nguy cơ giá quần áo tăng do thuế nhập khẩu, người tiêu dùng Mỹ đang đổ xô đến các cửa hàng đồ cũ nhằm tiết kiệm và hướng đến xu hướng tiêu dùng bền vững.
Tại bang California (Mỹ), các cửa hàng bán quần áo đã qua sử dụng ghi nhận lượng khách tăng đột biến trong những ngày gần đây. Nguyên nhân xuất phát từ lo ngại về việc giá quần áo mới sẽ tăng mạnh khi các mức thuế nhập khẩu mới được áp dụng trong thời gian tới.
Bà Emily Gittings, Giám đốc điều hành Công ty Archive – đơn vị chuyên hỗ trợ doanh nghiệp phát triển hoạt động kinh doanh quần áo cũ – cho biết: "Các mức thuế mới sẽ áp dụng lên phần lớn các sản phẩm, khiến chi phí của các thương hiệu tăng đáng kể. Điều này buộc họ phải điều chỉnh giá bán trong vài tuần tới. Người tiêu dùng vì vậy đang tìm đến các lựa chọn thay thế tiết kiệm hơn, như đồ cũ".
(Ảnh minh hoạ: Unsplash)
Không chỉ giúp giảm gánh nặng tài chính, xu hướng này còn phản ánh sự thay đổi trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng Mỹ, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế chưa ổn định.
Bà Stephanie Wilson, trợ lý cửa hàng Super Thrift, nhận định: "Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nhiều người đang cố gắng tiết kiệm bất kỳ lúc nào có thể. Vì vậy, các cửa hàng đồ cũ trở thành lựa chọn hợp lý".
Với nhiều gia đình, đặc biệt là những người có con nhỏ, việc tìm đến các sản phẩm đã qua sử dụng là một giải pháp thiết thực. Cô Hannah Laird, một khách hàng, chia sẻ: "Tôi có một đứa con 10 tuổi và một đứa gần 2 tuổi. Mọi thứ giờ đều đắt đỏ, từ quần áo, tã đến thực phẩm. Mua đồ cũ thực sự giúp tiết kiệm".
Ngoài việc giúp người tiêu dùng giảm chi phí, các cửa hàng quần áo cũ còn góp phần định hình xu hướng tiêu dùng bền vững – một lựa chọn đang ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại.
Theo VTV.VN
Trong tuần này, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ tiến hành đàm phán thương mại với Mỹ tại Washington, mỗi bên đều mang theo những chiến lược và toan tính riêng.
Chuyến công du quốc tế đầu tiên trong nhiệm kỳ này của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ là đến Saudi Arabia, Qatar và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) – ba trụ cột trong chính sách đối ngoại của ông.
Tòa án Tối cao Nga vừa chính thức dỡ bỏ lệnh cấm đối với Taliban, nhóm từng bị coi là tổ chức khủng bố suốt hơn 20 năm qua.
Ngày 16/4, bang California của Mỹ đã đệ đơn kiện nhằm ngăn chặn các biện pháp thuế quan của Tổng thống Donald Trump áp đặt đối với các đối tác thương mại, cáo buộc ông lạm dụng quyền hạn và gây thiệt hại tài chính cho bang này nói riêng và đất nước nói chung.
Từ Apple đến Nvidia, một số tập đoàn công nghệ hàng đầu của Mỹ vừa nhận được "tấm khiên” tạm thời trước làn sóng thuế quan của Tổng thống Donald Trump. Tuy nhiên, đối với phần lớn doanh nghiệp khác, đặc biệt là các ngành sản xuất và nông nghiệp, mức thuế quan mới cao ngất ngưỡng thể trở thành đòn giáng nặng nề.
Theo thông báo từ Nhà Trắng vào đêm 15/4 (giờ địa phương), Mỹ sẽ áp thuế lên tới 245% đối với hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc, trong một động thái nhằm đáp trả các biện pháp trả đũa mới đây của Bắc Kinh.