Ngày 25-10, Nhật Bản chính thức lên tiếng phản đối việc hai tàu tuần tra của Trung Quốc xuất hiện ở quần đảo Senkaku (Điếu Ngư theo cách gọi của Trung Quốc).

Người dân Tokyo, Nhật Bản với biểu ngữ phản đối Trung Quốc trong việc tranh chấp hòn đảo Senkaku mà người Trung Quốc gọi là Điếu Ngư - Ảnh: AFP

“Khoảng 21g ngày 24-10 (12g giờ GMT), lực lượng bảo vệ bờ biển đã phát hiện hai tàu Ngư Chính của Trung Quốc ở khu vực trên, sau đó cả hai tàu này chạy thẳng theo hướng bắc về phía Trung Quốc” - chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshito Sengoku khẳng định.

Hãng tin Kyodo dẫn lời ông Yoshito Sengoku tuyên bố việc tàu Ngư Chính xuất hiện gần quần đảo Senkaku đã làm chính phủ của ông cảm thấy “không thoải mái” và Nhật Bản đã gửi phản đối tới Trung Quốc thông qua các kênh ngoại giao.

Đây là lần thứ ba Trung Quốc cho tàu tuần tra Ngư Chính đến khu vực gần quần đảo tranh chấp Senkaku từ ngày 23-9 đến nay.

Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết hai tàu Ngư Chính của Trung Quốc đã hoạt động gần quần đảo Senkaku, tại vùng tiếp giáp lãnh hải của Nhật Bản, nằm giữa khu vực đặc quyền kinh tế  của Nhật Bản và lãnh hải nước này.

Cùng ngày, Đại sứ quán Trung Quốc ở Tokyo nhận được một phong bì chứa một viên đạn và thư gửi từ vùng Kanto, chỉ trích gay gắt cách Trung Quốc xử lý các diễn biến xung quanh vụ va chạm giữa tàu đánh cá của Trung Quốc và hai tàu tuần tra của lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản hôm 7-9.

Trong diễn biến khác, ngày 24-10 Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan bày tỏ những quan ngại về việc Nhật Bản đang đối mặt với những thử thách an ninh từ những động thái quân sự của Trung Quốc trên biển Hoa Đông và các chương trình phát triển tên lửa, thử hạt nhân của CHDCND Triều Tiên trong thời gian gần đây.

Ông Kan khuyến cáo các lực lượng phòng vệ Nhật Bản cần phải được cân bằng để ứng phó hiệu quả với tình hình quân sự phức tạp hiện nay.

Quan hệ giữa Tokyo và Bắc Kinh đã căng thẳng sau khi lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản bắt giữ thuyền trưởng tàu cá Chiêm Kỳ Hùng do liên quan đến vụ va chạm với hai tàu tuần tra của lực lượng này từ đầu tháng 9-2010 đến nay.

                                                                                       Theo Báo Tuoitre

Các tin khác


Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục