Những gói bom thư được phát hiện ở sân bay Quốc tế Sanaa ở thủ đô Yemen

Những gói bom thư được phát hiện ở sân bay Quốc tế Sanaa ở thủ đô Yemen

Châu Âu đang phải đối mặt với làn sóng đánh bom khủng bố bằng bưu kiện chưa từng có nhằm vào các thể chế và lãnh đạo khu vực. Nhìn lại những “vận hạn” đã và đang trút xuống châu lục này trong gần 1 năm qua cho thấy châu Âu không còn là “nơi bình yên chim hót” nữa.

 

Tính đến ngày 3-11, các lực lượng an ninh Hy Lạp đã phát hiện ít nhất 11 bưu kiện chứa chất nổ ở thủ đô Athens, trong đó gói bưu kiện mới nhất đề gửi Thủ tướng Italia Silvio Berlusconi.

Theo các chuyên gia an ninh châu Âu, làn sóng đánh bom bằng bưu kiện cho thấy phạm vi hoạt động của các tổ chức cực đoan ở Hy Lạp đã “leo thang” từ trong nước ra nước ngoài. Chiến dịch này cũng cho thấy “lỗ hổng” an ninh trong các hệ thống chuyển phát quốc tế.

Những kẻ hở an ninh của châu Âu đã được giới chuyên gia cảnh báo cách đây không lâu khi mà hàng loạt chính phủ các nước thành viên đồng loạt triển khai chính sách “thắt lưng buộc bụng” để cắt giảm chi tiêu nhằm đối phó với nạn thâm hụt ngân sách. Trong các lĩnh vực bị cắt giảm chi tiêu, lĩnh vực quốc phòng cũng không bị loại trừ. Chỉ trong năm nay, chi phí an ninh - quân sự của hầu hết các nước châu Âu như Anh, Pháp, Đức, Ý… đã tụt xuống dưới mức của năm 2008. Chi phí dành cho an ninh không đủ đã tạo điều kiện cho bọn khủng bố tận dụng các kẻ hở để dò đường tấn công châu Âu

Trước khi đối mặt với làn sóng khủng bố bằng bom thư, châu Âu cũng đã “nín thở” trước làn sóng những cuộc biểu tình, đình công dai dẳng và bạo lực của hàng triệu người lao động phản đối chính sách "thắt lưng buộc bụng” của các chính phủ. Hầu hết, chính phủ các nước châu Âu vẫn chưa có chính sách dứt điểm để thoát khỏi khủng hoảng.

Các chính sách không hoàn hảo ảnh hưởng đến người dân của một số chính phủ châu Âu (như cắt giảm lương hưu, nâng tuổi về hưu...) đã làm cho châu lục này rơi vào bất ổn. Tuy nhiên, càng bất ổn, các nhà hoạch định chiến lược của châu Âu càng tỏ ra lúng túng. Họ bị chỉ trích vì đã ban hành các chính sách mà phần lớn đều liên quan đến mục “cắt giảm chi tiêu” mà chẳng quan tâm đến số phận con người. Một trong những chính sách đó là cắt giảm “quota nhập cư”.

Sau một thời gian dài mở rộng cửa đón người nhập cư, giờ đây cánh cửa “thiên đường" ở châu Âu bắt đầu khép lại. Các nhà hoạch định chính sách lo lắng rằng trong bối cảnh nạn thất nghiệp tăng cao, người nhập cư sẽ rơi vào cảnh khó tránh khỏi là “nhàn cư vi bất thiện”.

Cảnh sát Hy Lạp phong tỏa đường xá trước khi cho nổ một gói bom thư được gửi đến nơi cách dinh thự Tổng thống 300m

Mạnh tay nhất với chính sách siết chặt người nhập cư là khi Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy quyết định trục xuất cộng đồng người du mục Zigan thiểu số. “Chính sách an ninh chống tội phạm” của Tổng thống Pháp Sarkozy đã gây ra một làn sóng phản đối càng ngày càng rộng ở trong nước cũng như trong công luận quốc tế vì đã “đụng chạm” đến tâm lý bài ngoại và kỳ thị trong một bộ phận dân chúng. Chính sách trục xuất người này đã nhận nhiều chỉ trích từ Vatican, Ủy ban châu Âu và giờ đây đến lượt Ủy ban Loại trừ Phân biệt chủng tộc Liên Hiệp Quốc (CERD) vì lo ngại hiện tượng này lan sang các nước châu Âu khác.

Khi nền kinh tế rơi vào tình trạng “suy nhược”, thì hệ thống an ninh cũng “mất sức đề kháng”, xã hội xuất hiện những dấu hiệu bất ổn. Châu Âu đang nguy kịch hơn bao giờ hết. Có thể nói những hệ lụy từ cuộc khủng hoảng nợ công đang nhấn chìm châu Âu.

 

                                                                                    Theo SGGP

Các tin khác


Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục