Trung Quốc chưa từng che giấu tham vọng xuất khẩu công nghệ đường sắt cao tốc ra khắp thế giới. Nhưng hàng loạt vụ tai nạn tàu cao tốc và tham nhũng đang khiến các khách hàng nước ngoài lo ngại.

 

Tân Hoa xã ngày 13-3 đưa tin một đoạn 300m trong tuyến đường sắt cao tốc Hán Nghi dài 291km nối thành phố Vũ Hán với thành phố Nghi Xương (Hán Nghi), tỉnh Hồ Bắc đã bị sụp từ ngày 9-3 do mưa lớn. Trước đó, Tập đoàn xây dựng đường sắt Trung Quốc đã nghiệm thu đoạn bị lún này. Các công nhân bảo trì cho biết đoạn đường sắt này bị sụp do đất nền bị lún nghiêm trọng sau nhiều ngày mưa lớn, làm ảnh hưởng đến 7,2km đường sắt trong tuyến đường cao tốc này.

Tuyến đường sắt cao tốc Hán Nghi dự kiến được đưa vào hoạt động chính thức từ tháng 5-2012. Báo chí Trung Quốc chỉ phát hiện vụ sụp lún này từ ngày 12-3 khi hàng trăm công nhân tập trung ở hiện trường để sửa chữa.

Trên mạng xã hội Weibo, nhiều blogger Trung Quốc viết rất may phát hiện kịp để tránh, chứ khi tàu đã chạy thì không biết bao sinh mạng sẽ bị cướp mất một cách oan uổng!

Ăn bớt, đôn giá

Chính quyền địa phương đang điều tra vụ việc. Tân Hoa xã dẫn lời các quan chức khẳng định nguyên nhân là do... thời tiết. Thế nhưng hồi đầu tháng 3, tuần báo Thời Đại dẫn lời một người từng làm việc trong dự án đường sắt cao tốc Hán Nghi tiết lộ từ năm 2010, anh đã cảnh báo Bộ Đường sắt Trung Quốc là tuyến đường Hán Nghi có nguy cơ lún sụt nghiêm trọng. Công ty xây dựng tuyến Hán Nghi đã sử dụng đất thay vì sỏi để lát nền đường sắt nhằm tiết kiệm chi phí. Hậu quả tuyến đường sắt cao tốc Hán Nghi sẽ phải đối diện “nguy cơ an toàn lớn” do đất rất dễ bị lún khi mưa lớn. Năm 2011, như Nhân Dân Nhật Báo cho biết, Bộ Đường sắt Trung Quốc đã điều tra và xác định tuyến đường Hán Nghi là “an toàn”.

Vụ sụt lún này càng khiến uy tín của ngành đường sắt cao tốc Trung Quốc bị giảm sút. Tháng 8-2011, vụ tai nạn do tàu đâm nhau ở Ôn Châu làm 40 người thiệt mạng cho thấy đường sắt cao tốc Trung Quốc rất kém an toàn. Vụ việc được điều tra và người ta được biết trước đó vào tháng 3-2011, như báo chí Trung Quốc cho biết, kiểm toán nhà nước phát hiện các công ty xây dựng đường sắt cao tốc đã biển thủ 30 triệu USD vốn đầu tư tuyến Bắc Kinh - Thượng Hải. Việc đấu thầu mua vật liệu xây dựng đường sắt cao tốc không minh bạch. Giá cả đã bị đẩy lên cao ngất ngưởng do phần lớn công ty cung cấp thiết bị đều là “gà nhà” của các quan chức Bộ Đường sắt. Bộ trưởng đường sắt Lưu Chí Quân bị cách chức vì nhận hối lộ 152 triệu USD.

Theo Nhân Dân Nhật Báo, giá mua thầu các thiết bị vệ sinh trên tàu cao tốc Trung Quốc đều cực đắt. Ví dụ, một bồn rửa tự động tốn tới 72.000 NDT (11.400 USD), vòi cảm ứng 10.280 NDT (1.600 USD). Thậm chí một cuộn giấy vệ sinh có giá tới 1.125 NDT (178 USD). Tổng cộng một buồng vệ sinh tốn tới 300.000 - 400.000 NDT (47.500 - 63.200 USD). Một chiếc ghế hành khách tốn tới 20.000 NDT (3.200 USD).

Tạp chí Tân Thế Kỷ cho biết người nhận thầu cung cấp các thiết bị vệ sinh cho tàu cao tốc Trung Quốc chẳng phải ai xa lạ. Đó là bà Vương Hưng, vợ giám đốc vận tải Bộ Đường sắt Trương Thự Quang, người đã bị sa thải hồi tháng 2-2011. Báo mạng Thạch Gia Trang dẫn lời một giám đốc doanh nghiệp cung cấp thiết bị tiết lộ Bộ Đường sắt luôn tự chỉ định các nhà cung cấp thiết bị cho đường sắt cao tốc.

Xuất khẩu nổi không?

Ngoài xây dựng hệ thống trong nước, Trung Quốc còn đẩy mạnh xuất khẩu công nghệ đường sắt cao tốc. Thời báo Hoàn Cầu cho biết đến nay các công ty Trung Quốc đã thắng thầu xây dựng đường sắt cao tốc ở Thổ Nhĩ Kỳ, Venezuela, Argentina, Saudi Arabia nhờ ưu thế giá thành rẻ. Các công ty Trung Quốc đang cạnh tranh với nhiều đối thủ từ Nhật và châu Âu để xây dựng đường sắt cao tốc ở Mỹ, Nga, Brazil, Myanmar...

Tuy nhiên, chất lượng tồi tệ của các tuyến đường sắt cao tốc tại Trung Quốc khiến các chuyên gia nhiều nước phải lên tiếng cảnh báo. Hãng tin Bloomberg dẫn lời chuyên gia Edwin Merner thuộc Hãng quản lý tài sản Atlantis Investment Research ở Nhật cho rằng cơ hội bán tàu cao tốc “made in China” cho nước ngoài hiện gần như bằng không. Nhà phân tích Ryota Himeno thuộc Ngân hàng Morgan Stanley nhận định khó có khả năng Trung Quốc thắng thầu xây đường sắt cao tốc ở Mỹ do các nước phát triển đòi hỏi độ an toàn cao.

Nhiều chuyên gia đường sắt Trung Quốc vẫn tự tin khẳng định công nghệ đường sắt cao tốc Trung Quốc có ưu thế giá thành rẻ nên vẫn đủ sức cạnh tranh. Trong khi đó, giới quan sát phương Tây đặt câu hỏi: liệu các nước đang muốn xây đường sắt cao tốc có nên tham rẻ để rồi phải trả giá bằng bao sinh mạng con người?

 

                                                           Theo TuoiTre

 

Các tin khác


ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Nổ súng vào đám đông dự tiệc ở Mỹ, ít nhất 2 người thiệt mạng

Ít nhất 2 người đã thiệt mạng và 6 người khác bị thương trong vụ nổ súng tại một bữa tiệc đường phố ở thành phố Memphis, bang Tennessee của Mỹ.

Ít nhất 58 người đi dự đám tang thiệt mạng trong vụ lật thuyền ở CH Trung Phi

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 20/4, giới chức địa phương cho biết ít nhất 58 người đi dự đám tang đã thiệt mạng sau khi chiếc thuyền chở quá tải của họ bị lật úp ở thủ đô Bangui của Cộng hòa Trung Phi trước đó một hôm.

Panama hồi hương nhiều cổ vật thời kỳ tiền Colombo

Phóng viên TTXVN tại châu Mỹ dẫn thông báo ngày 19/4 của Bộ Văn hóa Panama (Micultura) cho biết cơ quan này đã thu hồi thành công 36 cổ vật có từ thời kỳ tiền Colombo từ các nhà sưu tập cá nhân tại Italia và Mỹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục