(HBĐT) - Cùng cán bộ địa bàn Công an huyện Đà Bắc, chúng tôi men theo con đường nhỏ gập ghềnh đến với đồng bào Dao ở xóm Phủ, xã Toàn Sơn. Xóm có 83 hộ, 327 nhân khẩu với 100% là người dân tộc Dao. Từ bao đời nay, bà con xóm Phủ lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc Dao.

 


Cán bộ, chiến sỹ Công an huyện Đà Bắcgặp gỡ, thăm hỏi người có uy tín trong đồng bào dân tộc Dao ở xóm Dướng, xã Vầy Nưa.

 

Thế nhưng, điều đó không đồng nghĩa với việc xóm Phủ không có những mâu mắc, phức tạp. Là người hiểu sâu, biết rộng và có uy tín trong cộng đồng, già Đặng Tiến Bình cho rằng, để giải quyết tốt các mâu mắc, không để nảy sinh phức tạp, mất đoàn kết trong nhân dân, ngoài vai trò của các cấp, các ngành, ngay từ trong gia đình, dòng họ phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục về đạo lý và nhân cách, làm việc thiện, việc có ích cho xã hội. Khi xảy ra vụ việc thì giải quyết thấu tình, đạt lý trên cơ sở tình làng, nghĩa xóm. Có như vậy mọi người mới tin và nghe theo.

Nhắc lại câu chuyện mâu thuẫn giữa 2 gia đình người Dao trong xóm, bằng uy tín và trách nhiệm, già Bình và chính quyền đã hòa giải thành công. Nắm bắt được tình hình đó, già Đặng Tiến Bình đã tới từng gia đình để gặp gỡ, khuyên giải bằng lời lẽ gần gũi, chân tình. Già Bình bảo, nếu không giải quyết được, chính quyền địa phương vào cuộc phát hiện đất không có sổ đỏ thì sẽ mất trắng. Sau đó, 2 gia đình dần hiểu ra sự việc, nhất là trước sự nhiệt tình, trách nhiệm của già Bình.

Gặp già Đặng Tiến Bình, là người có uy tín trong dòng họ và được nhân dân nơi đây quý trọng. Trước đây, già Bình giữ chức Chủ tịch Hội Nông dân xã Toàn Sơn, huyện Đà Bắc. Sau khi rời nhiệm sở, già được bà con tín nhiệm bầu làm trưởng bản, trưởng dòng tộc người Dao. Già kể: "Theo truyền thống người Dao từ xa xưa, một người con trai chỉ lấy 1 người con gái. Trong gia đình, ông cha thế nào thì dạy con cháu thế ấy. Trong sách cổ đã dạy, không ai được vi phạm điều cấm. Anh hút thuốc phiện là giết bản thân anh, gia đình, dòng họ và ảnh hưởng đến làng xóm. Từ đó đến nay, chúng tôi kiên trì giáo dục con cháu, không để chúng mắc phải thói hư, tật xấu. Nếu vi phạm, chúng tôi kiên quyết khai trừ khỏi dòng họ, dòng tộc. Như vậy, việc làm của anh đã ảnh hưởng tới gia đình và người thân, trở thành nỗi đau của dòng họ. Chính vì vậy, mỗi gia đình đều tăng cường quản lý con em mình, không để thua thiệt với các gia đình khác”.

Rời xóm Phủ, chúng tôi có mặt tại xóm Dướng, xã Vầy Nưa gặp các em nhỏ, trong trang phục truyền thống và cả những người cao tuổi đang chăm chú trong một lớp học đặc biệt. Các em nhỏ đồng thanh đánh vần theo hướng dẫn của một già làng, âm thanh vang vọng giữa đại ngàn. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, đây là lớp học do một già làng mở để truyền dạy chữ cổ cho trẻ em trong dòng tộc. Người "thầy giáo” ấy chính là già Bàn Văn Thân, người Dao Tiền ở xóm Dướng. Với khả năng hiểu biết ở nhiều lĩnh vực, có thể nói thông, viết thạo ngôn ngữ của nhiều dân tộc, già Thân đã tự tay viết hàng trăm cuốn sách cổ bằng chữ quốc ngữ, chữ nôm. Mỗi cuốn sách đều có tính giáo dục trên một lĩnh vực. Sách thì dạy làm người, sách truyền đạt kinh nghiệm về chăn nuôi, trồng rừng, khuyên răn con cháu không mắc thói hư, tật xấu. Lật mở từng trang sách, già Thân giảng giải cho chúng tôi nghe những điều nêu trong sách cổ, có điều còn được đưa vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, già Bàn Văn Thân "tư vấn” chính quyền xóm Dướng mở lớp dạy tiếng Dao cho con cháu địa phương. Năm 2008, lớp dạy tiếng Dao đầu tiên của huyện Đà Bắc được mở với 120 học viên là người dân xóm Dướng và các xóm: Mó Nẻ, Thín, Lau Bai, Trà Quý tham gia, được duy trì liên tục cho đến nay. Cùng với học chữ, xóm Dướng còn duy trì các đội văn nghệ để truyền tải những nét văn hóa truyền thống, "Múa chuông”, "Tết nhảy” mỗi dịp Tết đến, xuân về. Chính quyền, các đoàn thể xóm Dướng giáo dục con cháu nâng cao ý thức tiết kiệm trong việc cưới, việc tang, tổ chức lễ hội và xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, xây dựng cuộc sống mới.

Hưởng ứng phong trào xây dựng nếp sống văn hóa mới, chính quyền xóm Dướng và các già làng, người có uy tín kêu gọi, giáo dục mọi người, trước hết là con cháu trong dòng họ, sau đó vận động đến các gia đình trong xóm, trong xã, từ đó nếp sống văn hóa mới trong việc cưới, việc tang có nhiều thay đổi tích cực. Ngay cả những việc nhỏ, như: đi đường phải đội mũ bảo hiểm, không đi hàng hai, hàng ba... cũng được ghi trong hương ước, quy ước để nhắc nhở mọi người cùng chấp hành. Với các trường hợp vi phạm đều được đưa ra kiểm điểm trước dòng họ, bản thân người vi phạm cam kết không tái phạm…

Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đầu tư của Nhà nước mà cơ sở vật chất của các bản làng người Dao có nhiều khởi sắc, diện mạo nông thôn chuyển biến tích cực. Nhiều gia đình đã xây dựng nhà cửa kiên cố, có đầy đủ vật dụng thiết yếu như: tivi, xe máy... thậm trí có gia đình mua cả ôtô để đi lại. Các em học sinh đều được tới trường học cái chữ, tình trạng bỏ học đã giảm hẳn. Nhiều con em người Dao thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp. Sau khi học xong trở lại phục vụ quê hương, giữ các trọng trách cao trong hệ thống chính quyền cơ sở.

 Như Hùng (Công an tỉnh) 

 


Các tin khác


Huyện Mai Châu đẩy mạnh phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

Theo đánh giá, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội (ANCT - TTATXH) trên địa bàn huyện Mai Châu trong năm 2023 và 2 tháng đầu năm 2024 tiếp tục được giữ vững, ổn định. Trên địa bàn huyện không phát sinh đơn thư, khiếu nại vượt cấp, không xảy ra "điểm nóng” phức tạp về ANTT. Tuy nhiên, tình hình di dịch cư tự do tại khu vực Suối Rằm xã Cun Pheo còn tiềm ẩn phức tạp. Qua nắm tình hình đã phát hiện phát sinh thêm 1 hộ, 6 nhân khẩu. Hiện tại khu vực Suối Rằm còn 20 hộ với 123 nhân khẩu di dịch cư tự do.

Công an huyện Cao Phong giữ vững danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”

Là địa bàn nằm trên quốc lộ 6 nối Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Tây Bắc, huyện Cao Phong có nhiều thuận lợi trong việc thông thương hàng hoá, thu hút các nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trên địa bàn vẫn còn một số điểm nóng, nhất là hoạt động trung chuyển ma tuý diễn biến phức tạp, thủ đoạn manh động, liều lĩnh. Một số loại tội phạm về cố ý gây thương tích, trộm cắp tài sản, cướp giật tài sản... vẫn diễn ra gây bức xúc dư luận.

Trộm hơn 100 tấn cám của doanh nghiệp nước ngoài, 7 lái xe phải hầu tòa

Ngày 14/3, Tòa án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử các bị cáo: Nguyễn Đức Luân (SN 1978), Lê Văn Thông (SN 1977) cùng trú tại xã Nam Phú An, huyện Chương Mỹ (Hà Nội); Hoàng Văn Linh (SN 1988), trú tại thị trấn Lương Sơn; Bùi Quang Huy (SN 1988), trú tại xã Mông Hóa (TP Hòa Bình); Đinh Văn Cường (SN 1986), trú tại huyện Nho Quan (Ninh Bình); Đoàn Quốc Khánh (SN 1987) và Đinh Xuân Thành (SN 1990), trú tại xã Tân Vinh (Lương Sơn) về tội trộm cắp tài sản.

Chém bạn nhậu tổn hại 22% sức khỏe, bị cáo lĩnh 9 năm tù

Ngày 15/3, Tòa án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử đối với bị cáo Bùi Thanh Hải (SN 1982), trú tại xã An Bình (Lạc Thủy) về tội "Giết người”.

Hiệu quả từ phiên tòa rút kinh nghiệm trực tuyến

Với mục tiêu "Tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa”, thời gian qua, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp để triển khai thực hiện, trong đó có nội dung tổ chức phiên tòa hình sự rút kinh nghiệm trực tuyến hai cấp nhằm đánh giá những ưu điểm, hạn chế của kiểm sát viên (KSV) trong quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự.

Huyện Yên Thủy, Lạc Sơn: 240 phụ nữ nòng cốt được tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình

Trong tháng 2, Hội LHPN tỉnh phối hợp với Hội LHPN huyện Yên Thủy, Lạc Sơn tổ chức 8 lớp tập huấn nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình cho 240 hội viên phụ nữ nòng cốt và người dân trên địa bàn 4 xóm thực hiện dự án của 2 huyện là: Lạc Thịnh, Đoàn Kết (Yên Thủy) và Hương Nhượng, Định Cư (Lạc Sơn).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục