Đại diện Bộ Tư pháp cho biết, cơ quan này vẫn đang tiếp tục theo dõi vụ việc liên quan tới cụ ông Trần Văn Thêm (83 tuổi, từng mang án oan giết người suốt hơn 40 năm) được bồi thường tổng cộng 6,7 tỉ đồng nhưng trên thực tế chỉ cầm về nhà hơn 2 tỉ đồng.


Cụ ông được bồi thường 6,7 tỉ, "cầm về nhà" chỉ hơn 2 tỉ đồng

Mới đây, Công an huyện Yên Phong, Bắc Ninh đã tiếp nhận đơn tố cáo của ông Trần Văn Sáu (trú tại xã Yên Phụ, huyện Yên Phong), liên quan đến việc cha ông là cụ Trần Văn Thêm (83 tuổi, từng mang án oan giết người suốt hơn 40 năm) không được nhận đủ số tiền bồi thường oan. Cụ thể, ông Sáu cho rằng cha mình được bồi thường tổng cộng 6,7 tỉ đồng, nhưng trên thực tế cụ chỉ cầm về nhà hơn 2 tỉ đồng.

Trong đơn, ông Sáu cho biết vào tháng 8.2016, cơ quan tố tụng Trung ương đã công khai xin lỗi cụ Thêm và gia đình, kết thúc 41 năm oan sai. Sau đó, TAND Cấp cao tại Hà Nội chấp nhận bồi thường cho ông Thêm 6,7 tỉ đồng.

Ông Thêm sau đó ủy quyền cho ông Nguyễn Văn Hoà - Phó giám đốc Công ty luật Hoà Lợi để nhận bồi thường. Tuy nhiên, ông chỉ nhận được 6 sổ tiết kiệm, mỗi sổ trị giá 500 triệu đồng do ông Hoà đưa. Trong đó, ông Hoà giữ hộ 1 sổ; ông Trần Văn Được (cháu họ cụ Thêm) xin một sổ. Khi về đến nhà, cụ Thêm chỉ còn 4 sổ tiết kiệm với tổng trị giá 2 tỉ đồng và 100 triệu tiền mặt.


Cụ Trần Văn Thêm (ngoài cùng bên trái).

Khi được minh oan, cụ Thêm đã ủy quyền cho ông Hòa thay mặt mình nhận tiền bồi thường theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước.

Bộ Tư pháp đang theo dõi sự việc

Liên quan vụ việc này, tại cuộc họp báo công tác tư pháp quý II năm 2019 ngày 30.7, bà Nguyễn Thị Mai – Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ Tư pháp (Bộ Tư pháp) cho rằng, cần phải tách biệt 2 mối quan hệ, cụ thể giữa Công ty luật Hòa Lợi thực hiện việc trợ giúp pháp lý miễn phí cho ông Thêm và theo khẳng định của công ty luật họ cũng không thu một khoản tiền nào.

Thứ hai, cần tách biệt mối quan hệ giữa ông Thêm và ông Nguyễn Văn Hòa.

Trong trường hợp ông Thêm ủy quyền cho ông Hòa với tư cách cá nhân thì hoạt động ủy quyền để tham gia thu hồi khoản tiền hay đi cùng với ông Thêm trong các thủ tục nhận tiền với tư cách cá nhân là mối quan hệ người đại diện phù hợp với quy định của luật dân sự. Nếu quan hệ giữa ông Thêm và công ty Hòa Lợi với tư cách luật sư đại diện cho thân chủ thì đây là mối quan hệ khác.

"Chúng tôi vẫn đang tiếp tục theo dõi vụ việc. Trong trường hợp có hành vi vi phạm của luật sư, lợi dụng thân chủ được nhận tiền hay gia đình có phản ánh nếu có việc nhận tiền của công ty luật không đúng với quy định pháp luật hay không đúng với thỏa thuận của hợp đồng dịch vụ pháp lý thì căn cứ mức độ vi phạm sẽ có bước xử lý. Hiện nay cũng chưa làm rõ mối quan hệ này là ông Thêm nhờ ông Hòa với tư cách pháp nhân hay ông Thêm nhờ ông Hòa thông qua văn phòng luật sư Hòa Lợi” – bà Nguyễn Thị Mai nêu rõ.

Giải thích thêm về trường hợp của ông Thêm, đại diện Cục Bồi thường Nhà nước cho biết, theo quy định việc bồi thường được trả một lần bằng tiền, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Việc chi trả tiền bồi thường được thực hiện giữa cơ quan có trách nhiệm bồi thường với người yêu cầu bồi thường là người đại diện (luật sư - người bảo vệ lợi ích hợp pháp cho ông Thêm). Mối quan hệ pháp lý thứ 2 là người đại diện cho người bị thiệt hại với người bị thiệt hại thuộc phạm vi điều chỉnh của quan hệ dân sự thông thường giữa cá nhân với cá nhân.


Theo Laodong

Các tin khác


Trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ án cựu Chủ tịch Vimedimex và đồng phạm

Sau nhiều ngày xét xử, chiều 22/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định trả hồ sơ để tiến hành điều tra bổ sung cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn dược phẩm Vimedimex Nguyễn Thị Loan cùng 10 bị cáo khác trong vụ án sai phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất ở Đông Anh, Hà Nội.

Khởi tố Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bổ sung vụ án hình sự, Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam, Lệnh khám xét đối với ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội.

Huyện Lạc Thủy: Chủ động trong công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật

Những năm qua, công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật được huyện Lạc Thủy chủ động triển khai thực hiện tương đối đồng bộ, có hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc quản lý nhà nước, triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng.

Công an huyện Cao Phong: Nắm chắc địa bàn để đảm bảo an ninh trật tự

Những năm qua, với vai trò nòng cốt trong công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT), căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, Công an huyện Cao Phong luôn chủ động nắm chắc tình hình, tăng cường các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Công an huyện Kim Bôi xử lý nhóm thanh thiếu niên gây rối trật tự công cộng

Đêm 13/4, tổ công tác Đội Cảnh sát giao thông, trật tự - Công an huyện Kim Bôi trong quá trình tuần tra kiểm soát phát hiện một nhóm thanh thiếu niên điều khiển xe mô tô tốc độ cao, không đội mũ bảo hiểm cầm theo hung khí nguy hiểm (dao phóng lợn) đi theo tuyến đường 12B từ xã Tú Sơn đến thị trấn Bo (Kim Bôi) gây hoang mang cho người đi đường và ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự.

Nâng cao chất lượng kiểm sát án dân sự

Những năm qua, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) hai cấp tỉnh quan tâm đổi mới công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân - gia đình (HNGĐ). Đồng thời, nâng cao chất lượng phát biểu của kiểm sát viên (KSV) tại phiên tòa, bảo đảm đúng pháp luật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục