TP HCM Tòa sơ thẩm có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm, chưa làm rõ 80 cảnh sát và thanh tra giao thông Bình Dương, Đồng Nai, TP HCM nhận hối lộ trong vụ "logo xe vua".

Ngày 21/10, TAND Cấp cao hủy bản án sơ thẩm, trả hồ sơ cho TAND TP HCM điều tra, xét xử lại vụ án bảo kê xe quá tải bằng "logo xe vua". Do đó, HĐXX không xem xét đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của Lê Thị Cẩm Vân (37 tuổi) và 6 đồng phạm khác về tội Đưa hối lộ.

Theo tòa, từ tháng 8/2014 đến 2015, Lê Thị Cẩm Vân, Nguyễn Văn Thới (43 tuổi, có vai trò cầm đầu), Trần Quốc Thái (48 tuổi, quê Long An) và đồng phạm đã sử dụng tiền bán logo xe cho các chủ xe và tài xế trên tuyến đường từ Bình Dương, Đồng Nai và TP HCM để đưa cho CSGT và Thanh tra giao thông nhằm không bị xử phạt. Lời khai của các bị cáo phù hợp với nhau, phù hợp với kết quả điều tra.

Trong vụ án này, Nguyễn Cảnh Chân (46 tuổi, nguyên cán bộ Đội 1 Phòng CSGT tỉnh Đồng Nai) là trung gian đưa tiền cho CSGT để không xử phạt các xe có dán logo của Thới. Việc các bị cáo bị xử lý về các tội Đưa hối lộ, Môi giới hối lộ là đúng người, đúng tội.


Các bị cáo Thới, Chân, Thái tại tòa sơ thẩm. Ảnh: Lan Ngọc.

"Hành vi phạm tội của các bị cáo là nguyên nhân dẫn đến các cá nhân tổ chức nhà nước tha hóa biến chất, làm ảnh hưởng đến hoạt động giao thông, nhiều tuyến đường nhanh chóng xuống cấp... gây bức xúc trong dư luận. Trong vụ án này có dấu hiệu cho thấy cơ quan tố tụng cấp sơ thẩm đã bỏ lọt tội phạm và người phạm tội", Tòa Cấp cao nêu.

HĐXX cũng cho rằng, cáo trạng trước đó của VKSND Tối cao nêu rất rõ những người nhận hối lộ. Trong đó, Thới đã hai lần đưa cho Chân 1,2 tỷ đồng. Chân đưa lại choVõ Thanh Sơn (Đội trưởng Đội 1 Phòng CSGT Công an tỉnh Đồng Nai, đã chết) và ông Đỗ Hữu Tuyến (Phó Phòng CSGT Công an tỉnh Đồng Nai). Ngoài ra, cáo trạng cũng nêu đích danh nhiều cán bộ nhận tiền của Thới và Vân cùng đồng phạm. Tuy nhiên, những người này lại không được điều tra xử lý.

Quá trình điều tra, Thới, Vân cung cấp số điện thoại của các CSGT này và có thể nhận diện... "Tuy nhiên, cơ quan điều tra đã cho đối chất sơ sài. 80 cán bộ CSGT, thanh tra giao thông các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, TP HCM không được điều tra triệt để", tòa phúc thẩm nhận định.

Theo tòa, cơ quan điều tra cho rằng chỉ có lời khai một phía, thời hạn điều tra đã hết nên không có căn cứ xử lý các cán bộ này là "chưa tiến hành đầy đủ các biện pháp nghiệp vụ". Chính cáo trạng của VKSND có nội dung "kết quả điều tra thể hiện lời khai của các bị cáo về việc đưa hối lộ cho CSGT là có căn cứ" đồng thời kiến nghị lãnh đạo các cơ quan này xử lý.

HĐXX cấp phúc thẩm không đồng ý với kết luận của bản án sơ thẩm về số tiền thu lợi bất chính của các bị cáo, cũng như số tiền các bị cáo phải nộp lại. Các cơ quan tố tụng chỉ yêu cầu các bị cáo Thới, Vân nộp lại số tiền hơn 1 tỷ đồng là đã bỏ sót số tiền đưa hối lộ phải sung công quỹ. "Những sai sót của cấp sơ thẩm, tòa phúc thẩm không có khả năng khắc phục nên buộc phải hủy án", HĐXX nêu quan điểm.

Trong phiên tòa phúc thẩm lần này, dù không kháng cáo nhưng Thới, Thái và Chân cũng được trích xuất đến tòa. Thới thừa nhận, thời gian kinh doanh vận tải nhiều lần bị Thanh tra giao thông, CSGT Đồng Nai, Bình Dương, TP HCM xử phạt xe quá tải. Sau nhiều lần đi nộp phạt, ông ta quen Chân và đặt vấn đề sẽ chi tiền để được bảo kê, không bị xử lý nữa. Thới dán logo số 68 và Garage Thành Đôlên đầu các ôtô của mình để cảnh sát nhận diện, cho qua.

Ngoài ra, Thới còn bán logo cho khoảng 150.000 xe hàng, thu được gần 23 tỷ đồng. Ông ta dùng khoảng 5 tỷ để đưa hối lộ 79 lần, mỗi lần ít nhất 9 triệu và nhiều nhất 150 triệu cho cảnh sát; 17,8 tỷ dùng để nộp phạt cho các xe bị xử lý, chi phí thuê người cảnh giới CSGT...

Cựu cảnh sát Chân thừa nhận có việc nhận tiền của Thới, tổng cộng hơn 1,2 tỷ đồng. Trong đó, đưa 900 triệu đồng cho hai cấp trên của mình là ông Sơn và ông Tuyến. Bị cáo hưởng 300 triệu đồng.

Tương tự, Vân cũng thừa nhận hành vi phạm tội như bản án sơ thẩm cáo buộc. Cụ thể, bị cáo bán logo cho các chủ xe, thu tổng cộng 7,9 tỷ đồng; sử dụng 627 triệu để đưa hối lộ, lần đưa ít nhất 3 triệu và nhiều nhất là 150 triệu.

Các bị cáo đều khai đã đưa hối lộ cho 80 cán bộ thanh tra, CSGT ở TP HCM và Đồng Nai. Những người này bị nêu rõ tên tuổi, đơn vị công tác nhưng khi làm việc với cơ quan điều tra họ đều phủ nhận không quen biết, nhận tiền của Thới và Vân. Do đó, cơ quan điều tra cho rằng "không đủ cơ sở buộc tội".

Hồi tháng 10 năm ngoái, TAND TP HCM xử sơ thẩm tuyên phạt Thới 14 năm tù, Vân 9 năm và Thái 10 năm về tội Đưa hối lộ. Liên quan đến vụ án, 6 đồng phạm của Vân và Thới bị phạt từ một năm 6 tháng 23 ngày tù (bằng thời hạn tạm giam) đến 4 năm tù. Là CSGT duy nhất bị xử lý trong vụ án, Chân nhận 8 năm tù về tội Môi giới hối lộ.

Theo Vnexpress.net

Các tin khác


Cẩn trọng với những điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên đường Hồ Chí Minh

Đường Hồ Chí Minh là tuyến đường quan trọng thúc đẩy giao thương của tỉnh. Tuy nhiên trên tuyến đường này có nhiều đoạn nằm trong khu vực dân cư, mặt đường hẹp, khu vực giao cắt, đặc biệt một bộ phận người tham gia giao thông chưa có ý thức chấp hành các quy định đảm bảo an toàn giao thông (ATGT), người điều khiển phương tiện lấn làn, vượt ẩu, vi phạm quy định về tốc độ… là nguyên nhân gây tai nạn giao thông (TNGT).

Công an huyện Đà Bắc bắt đối tượng trộm tài sản tại trụ sở cơ quan Nhà nước

Thông tin từ Công an huyện Đà Bắc cho biết, đơn vị vừa điều tra, làm rõ và ra quyết định tạm giữ hình sự đối tượng Nguyễn Tuấn Hưng (SN 1989), trú tại tổ 2, khu 8, thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) về hành vi "Trộm cắp tài sản”.

Công an huyện Mai Châu bắt đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm

Thông tin từ Công an huyện Mai Châu cho biết, đơn vị vừa bắt 1 đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm về ma túy đang lẩn trốn trên địa bàn. Qua công tác nắm tình hình, Công an huyện đã phát hiện Giàng A Chư (SN 1982), trú tại xóm Thung Mặn, xã Hang Kia (Mai Châu) là đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm về ma túy đang có mặt tại nhà.

Người dùng Internet Việt đối mặt với 7 hình thức lừa đảo trực tuyến mới

Ngoài những hình thức lừa đảo phổ biến trên không gian mạng Việt Nam, Cục An toàn Thông tin cũng lưu ý người dùng Việt về chiến dịch lừa đảo trực tuyến qua email mới có quy mô quốc tế.

Khởi tố, bắt tạm giam Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần tập đoàn giáo dục Egroup

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Bộ Công an (C03) đang xác minh, giải quyết Đơn của nhiều nhà đầu tư tố cáo Nguyễn Ngọc Thủy (Shark Thủy) lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức chuyển nhượng cổ phần Công ty CP tập đoàn giáo dục Egroup.

Gọi anh họ đi đòi nợ bằng vũ lực, bị cáo lĩnh 36 tháng tù treo

Ngày 25/3, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh mở phiên tòa hình sự phúc thẩm theo đơn kháng cáo xin được hưởng án treo của bị cáo Nguyễn Phi Hổ (SN 1989), trú tại An Tiến, huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Trước đó, Nguyễn Phi Hổ đã cùng anh họ là Nguyễn Quang Trung (SN 1989) cùng trú tại An Tiến, huyện Mỹ Đức bị TAND huyện Lương Sơn xét xử sở thẩm và xử tổng mức hình phạt 78 tháng tù về tội "cướp tài sản”. Sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm, Nguyễn Phi Hổ đã làm đơn kháng cáo xin được lưởng án treo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục