(HBĐT) - LTS: Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm (BTN) được Quốc hội khóa XII, Kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21/11/2007. Luật gồm 6 chương, 64 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2008. Báo Hòa Bình xin giới thiệu những nội dung cơ bản của luật:

Chương I: Những quy định chung quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; phân loại BTN; nguyên tắc phòng, chống BTN; chính sách của Nhà nước về phòng, chống BTN; cơ quan quản lý Nhà nước về phòng, chống BTN; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống BTN và những hành vi bị nghiêm cấm.

Phân loại BTN: Luật phân loại BTN thành 3 nhóm, nêu tên cụ thể của từng BTN trong các nhóm. Đây là quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống BTN, giúp nhân dân biết để từ đó xây dựng ý thức về phòng, chống BTN trong cộng đồng. Bên cạnh đó, việc phân loại cụ thể BTN cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức trong việc lựa chọn các biện pháp phòng ngừa BTN và chống dịch phù hợp với từng loại bệnh dịch.

Nguyên tắc phòng, chống BTN: Luật quy định 4 nguyên tắc cơ bản làm "sợi chỉ đỏ” xuyên suốt toàn bộ nội dung luật, đó là: "Lấy phòng bệnh là chính, trong đó, thông tin, giáo dục, truyền thông, giám sát BTN là biện pháp chủ yếu. Kết hợp các biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế với các biện pháp xã hội, hành chính trong phòng, chống BTN. Thực hiện việc phối hợp liên ngành và huy động xã hội trong phòng, chống BTN; lồng ghép các hoạt động phòng, chống BTN vào trong các chương trình phát triển KT-XH. Công khai, chính xác, kịp thời các thông tin về dịch. Chủ động, tích cực, kịp thời, triệt để trong hoạt động phòng, chống dịch”.

Chính sách của Nhà nước về phòng, chống BTN: Luật quy định một số chính sách quan trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phòng, chống BTN như ưu tiên, hỗ trợ đào tạo chuyên ngành y tế dự phòng; ưu tiên đầu tư nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, hệ thống giám sát phát hiện BTN, nghiên cứu sản xuất vacxin, sinh phẩm y tế; hỗ trợ, khuyến khích nghiên cứu khoa học, trao đổi và đào tạo chuyên gia, chuyển giao kỹ thuật trong phòng, chống BTN; huy động sự đóng góp về tài chính, kỹ thuật và nhân lực của toàn xã hội trong phòng, chống BTN...

Chương II: Phòng bệnh truyền nhiễm.

Quy định về phòng bệnh truyền nhiễm gồm:

- Thông tin – giáo dục – truyền thông về phòng, chống BTN;

- Vệ sinh phòng BTN;

- Giám sát BTN;

- An toàn sinh học trong xét nghiệm;

- Sử dụng vacxin, sinh phẩm y tế phòng bệnh;

- Phòng lây nhiễm BTN tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Chương III: Kiểm dịch y tế biên giới (KDYTBG) quy định về đối tượng, địa điểm KDYTBG, nội dung KDYTBG và trách nhiệm trong việc thực hiện KDYTBG.

Nội dung của chương tập trung vào một số quy định nhằm ngăn chặn nguồn BTN lây từ nước ngoài vào Việt Nam như: bắt buộc khai báo y tế đối với tất cả các hành khách xuất cảnh, nhập cảnh, hàng hóa, phương tiện vận tải nhập khẩu, quá cảnh Việt Nam; kiểm tra y tế đối với các trường hợp đối tượng xuất phát hoặc đi qua vùng có bệnh, hoặc có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh, hoặc mang tác nhân gây BTN phải kiểm dịch; xử lý y tế được thực hiện khi đã tiến hành kiểm tra y tế và phát hiện đối tượng phải kiểm dịch y tế có dấu hiệu mang mầm BTN phải kiểm dịch. Trong đó đáng chú ý là quy định cho phép cơ quan KDYTBG áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly trong trường hợp hành khách, hàng hóa, phương tiện vận tải có dấu hiệu mang mầm bệnh thuộc nhóm A không thực hiện yêu cầu cách ly để kiểm tra y tế.

(Còn nữa)

Minh Phượng (TH)

(Sở Tư pháp)


Các tin khác


Quản lý, giáo dục thanh, thiếu niên gây rối trật tự công cộng

Thời gian qua, lực lượng Công an toàn tỉnh liên tiếp phát hiện, ngăn chặn nhiều nhóm đối tượng thanh, thiếu niên (TTN) điều khiển phương tiện không chấp hành quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, mang theo hung khí nguy hiểm gây rối trật tự công cộng (TTCC). Điều này gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Đâu là nguyên nhân và làm gì để quản lý, giáo dục, phòng ngừa tội phạm vi phạm pháp luật (VPPL) trong TTN?

Tìm người bị hại trong vụ án “Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép”

Ngày 25/4, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh cho biết, đơn vị hiện đang điều tra vụ án "Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép”, xảy ra trên địa bàn tỉnh theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 01/QĐ-ANĐT-Đ2 ngày 14/02/2024.

Phường Thống Nhất cần sớm giải quyết dứt điểm trường hợp xây dựng lấn chiếm đất

Qua đường dây nóng, Báo Hòa Bình nhận được thông tin kiến nghị của bà Đỗ Thị Dung, trú tại xã Tinh Nhuệ, huyện Thanh Sơn (Phú Thọ); đại diện hộ ông Đỗ Văn Tuận và bà Nguyễn Thị Liễu, tổ 6, phường Thống Nhất đề nghị UBND phường Thống Nhất và các cơ quan chức năng TP Hòa Bình giải quyết dứt điểm việc hộ ông Vũ Công Tuyên xây dựng nhà xưởng trái phép, lấn chiếm đất của các hộ giáp ranh ở thửa đất tại tổ 6, phường Thống Nhất.

Công an thành phố Hòa Bình bắt đối tượng trộm từng có 3 tiền án

Nhận tin báo của người dân về việc bị kẻ gian đột nhập trộm nhiều tài sản có giá trị, Công an TP Hòa Bình nhanh chóng vào cuộc xác minh, truy xét. Sau 3 giờ tích cực điều tra, đối tượng thực hiện vụ đột nhập trộm tài sản đã được làm rõ.

Bốc đầu xe mô tô để quay clip tung lên mạng, 2 nam sinh bị phạt 7 triệu đồng

Công an huyện Cao Phong cho biết vừa hoàn thiện hồ sơ và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 7 triệu đồng đối với 2 trường hợp gây mất an toàn giao thông và đăng, chia sẻ thông tin xấu độc trên mạng internet.

Triệt xoá điểm chứa chấp, tổ chức sử dụng trái phép ma tuý tại chung cư Dạ Hợp

Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh cho biết, sau một thời gian điều tra, xác minh, trưa 23/4, đơn vị đã phối hợp Công an TP Hòa Bình triệt phá thành công tụ điểm chứa chấp, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý tại chung cư Dạ hợp 12 tầng thuộc tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hòa Bình do Bùi Tuấn Anh (SN 1987) cầm đầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục