(HBĐT) - "Chỉ bằng phương thức, thủ đoạn cũ, quen thuộc, nhiều kẻ vẫn tiếp tục lừa phỉnh, thực hiện thành công việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền từ hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng trên không gian mạng” - trung úy Trần Anh Đức, cán bộ Đội Đấu tranh với tội phạm sử dụng công nghệ cao, Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS) - Công an tỉnh chia sẻ.



Cán bộ Đội đấu tranh với tội phạm sử dụng công nghệ cao, Phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh) phát tờ rơi tuyên truyền, cảnh báo tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cho cán bộ thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc). 

Qua nắm tình hình trên không gian mạng, ngày 2/2/2020, Phòng CSHS phát hiện đối tượng Hồ Thị Thùy (SN 1997), trú tại xã Ngọc Sơn, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) lợi dụng tình hình khẩu trang y tế khan hiếm trên thị trường trong thời gian xuất hiện dịch Covid-19, đã đăng nội dung bán khẩu trang giá rẻ trên tài khoản Facebook cá nhân "Thùy Phương”, khi có khách hàng hỏi mua yêu cầu chuyển tiền trước, sau đó cắt liên lạc. Qua xác minh, lực lượng chức năng Công an tỉnh xác định đối tượng Hồ Thị Thùy chiếm đoạt của hơn 10 bị hại ở các địa phương khoảng 63 triệu đồng. Trong đó, tại TP Hòa Bình có 1 trường hợp bị Hồ Thị Thùy lừa đảo chiếm đoạt 14,3 triệu đồng. Sau khi thu thập đầy đủ thông tin, tài liệu chứng minh hành vi phạm tội của đối tượng, Phòng CSHS đã bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp, tiếp tục củng cố hồ sơ, tài liệu để xử lý theo quy định.

Tiếp đó, ngày 17/4/2020, Công an TP Hòa Bình tiếp nhận đơn trình báo của bà Đào Thị Phấn (SN 1954), trú tại tổ 6, phường Tân Thịnh về việc ngày 16/4/2020, có 2 đối tượng tự xưng là Công an TP Hà Nội gọi điện cho bà với nội dung: do bà Phấn có liên quan đến một vụ lừa đảo và hiện Công an TP Hà Nội đang thụ lý, yêu cầu bà chuyển tiền vào tài khoản mang tên Đặng Thế Huy, STK: 102870410079 chi nhánh Vietinbank Nam Chương Dương để điều tra. Sau cuộc gọi, bà Phấn đã đến ngân hàng chuyển 150 triệu đồng đến số tài khoản trên. Hiện, vụ việc đang được lực lượng chức năng Công an thành phố xác minh, điều tra làm rõ.

Theo trung tá Đặng Việt Hùng, Đội trưởng Đội Chuyên đề nghiệp vụ - Phòng CSHS, thời gian qua, trên địa bàn tỉnh xảy ra nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức gọi điện thoại giả danh là cán bộ Công an hay cán bộ thanh tra đang thụ lý, điều tra vụ việc có liên quan đến người bị hại, rồi yêu cầu phía bị hại chuyển tiền cho chúng vào một số tài khoản nào đó. Sau khi xác minh xong sẽ hoàn lại tiền. Tuy nhiên, sau khi nạn nhân chuyển tiền thì chúng cắt đứt liên lạc. Thực tế hiện nay cho thấy, việc đấu tranh, làm rõ các đối tượng lừa đảo dạng này gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Do các đối tượng thường mua, sử dụng thông tin của người khác để thực hiện hành vi phạm tội. Trong khi đó, người có thông tin tài khoản cũng không biết rõ nhân thân, lai lịch và hành vi của đối tượng. Thế nên, để phòng ngừa, ngăn chặn, trước hết phía người dân phải chủ động nâng cao ý thức cảnh giác, không nghe, không tin đối với những thông tin các đối tượng này đưa ra.

Lực lượng chức năng Công an tỉnh, Công an các địa phương cũng đã đưa ra nhiều thông báo, cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên mạng xã hội (MXH), qua điện thoại đến người dân để mỗi người tự nâng cao ý thức cảnh giác, tránh sập bẫy, trở thành nạn nhân của các đối tượng lừa đảo. Trong đó, phổ biến nhất hiện nay là các đối tượng lừa đảo (thường là người nước ngoài) dùng thủ đoạn kết bạn qua MXH nhắn tin làm quen, tạo sự thân thiện rồi nói muốn về Việt Nam để đầu tư, kinh doanh, làm từ thiện, sinh sống..., sau đó nói bị cơ quan chức năng giữ hết tiền, hoặc thiết bị máy móc tại các cửa khẩu, sân bay nhờ bị hại gửi tiền vào một số tài khoản do đối tượng cung cấp để lấy tiền nộp phạt, hứa sẽ trả lại số tiền chênh lệch rất cao cho phía bị hại. Tuy nhiên, khi phía bị hại chuyển tiền thì mọi liên lạc với đối tượng lập tức bị cắt đứt.

Ngoài ra, các đối tượng lừa đảo còn dùng thủ đoạn gọi điện, nhắn tin cho người bị hại thông báo số thuê bao của bị hại trúng thưởng với phần quà có giá trị lớn như ô tô, xe máy... cùng với tiền mặt. Yêu cầu người bị hại giữ bí mật nếu không sẽ bị cắt giải thưởng. Để nhận được giải thưởng, các đối tượng yêu cầu bị hại phải chuyển tiền gồm phí vận chuyển, hoa hồng cho người báo trúng thưởng..., bằng cách mua thẻ cào điện thoại của các nhà mạng nạp hoặc chuyển tiền vào số tài khoản, số điện thoại do đối tượng cung cấp. Thêm một hình thức lừa đảo tuy không mới, nhưng nhiều người vẫn bị sập bẫy là các đối tượng hack tài khoản facebook hoặc các trang MXH khác của bị hại, sau đó mạo danh nhắn tin cho bạn bè, người thân của bị hại yêu cầu chuyển tiền vào số tài khoản khác với lý do vay, nhờ chuyển tiền hộ, nạp tiền qua thẻ cào...

Theo trung úy Trần Anh Đức, Phòng CSHS đã tiếp nhận nhiều đơn tố cáo tội phạm của người dân liên quan đến hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng. Trong đó, địa bàn TP Hòa Bình khoảng 10 vụ, huyện Cao Phong 6 vụ, huyện Tân Lạc 3 vụ... Do vậy, người dân cần phải nêu cao ý thức cảnh giác. Đặc biệt lưu ý không thực hiện các giao dịch chuyển tiền cho người lạ, không quen biết, không chuyển tiền, thực hiện theo các yêu cầu của đối tượng, không cung cấp thông tin cá nhân, số tài khoản, mã OTP trong giao dịch ngân hàng trên điện thoại thông minh cho người khác. Nhất là với những cuộc điện thoại có đầu số lạ từ nước ngoài, hoặc những thông tin mập mờ, chưa rõ ràng... để tránh bị lừa đảo.

Theo thống kê, 6 tháng đầu năm 2020, toàn tỉnh xảy ra 5 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì có 2/5 vụ liên quan đến lừa đảo trên không gian mạng và giả danh cán bộ lừa đảo chiếm đoạt tài sản. "Thực tế đó cho thấy, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng ngày càng tinh vi, phức tạp. Do đó, mỗi người dân cần tự nêu cao ý thức cảnh giác, phòng ngừa. Đó chính là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng, chống tội phạm nói chung, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng nói riêng” - trung tá Đặng Việt Hùng nhấn mạnh.


Mạnh Hùng

Các tin khác


Tạo vỏ bọc giàu sang, lừa góp vốn hơn 80 tỷ đồng

Từ năm 2019 đến năm 2021, Võ Ngọc Hạ Quyên đã chiếm đoạt của các bị hại với tổng số tiền trên 80 tỷ đồng.

Huyện Mai Châu đẩy mạnh phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

Theo đánh giá, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội (ANCT - TTATXH) trên địa bàn huyện Mai Châu trong năm 2023 và 2 tháng đầu năm 2024 tiếp tục được giữ vững, ổn định. Trên địa bàn huyện không phát sinh đơn thư, khiếu nại vượt cấp, không xảy ra "điểm nóng” phức tạp về ANTT. Tuy nhiên, tình hình di dịch cư tự do tại khu vực Suối Rằm xã Cun Pheo còn tiềm ẩn phức tạp. Qua nắm tình hình đã phát hiện phát sinh thêm 1 hộ, 6 nhân khẩu. Hiện tại khu vực Suối Rằm còn 20 hộ với 123 nhân khẩu di dịch cư tự do.

Công an huyện Cao Phong giữ vững danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”

Là địa bàn nằm trên quốc lộ 6 nối Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Tây Bắc, huyện Cao Phong có nhiều thuận lợi trong việc thông thương hàng hoá, thu hút các nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trên địa bàn vẫn còn một số điểm nóng, nhất là hoạt động trung chuyển ma tuý diễn biến phức tạp, thủ đoạn manh động, liều lĩnh. Một số loại tội phạm về cố ý gây thương tích, trộm cắp tài sản, cướp giật tài sản... vẫn diễn ra gây bức xúc dư luận.

Trộm hơn 100 tấn cám của doanh nghiệp nước ngoài, 7 lái xe phải hầu tòa

Ngày 14/3, Tòa án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử các bị cáo: Nguyễn Đức Luân (SN 1978), Lê Văn Thông (SN 1977) cùng trú tại xã Nam Phú An, huyện Chương Mỹ (Hà Nội); Hoàng Văn Linh (SN 1988), trú tại thị trấn Lương Sơn; Bùi Quang Huy (SN 1988), trú tại xã Mông Hóa (TP Hòa Bình); Đinh Văn Cường (SN 1986), trú tại huyện Nho Quan (Ninh Bình); Đoàn Quốc Khánh (SN 1987) và Đinh Xuân Thành (SN 1990), trú tại xã Tân Vinh (Lương Sơn) về tội trộm cắp tài sản.

Chém bạn nhậu tổn hại 22% sức khỏe, bị cáo lĩnh 9 năm tù

Ngày 15/3, Tòa án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử đối với bị cáo Bùi Thanh Hải (SN 1982), trú tại xã An Bình (Lạc Thủy) về tội "Giết người”.

Hiệu quả từ phiên tòa rút kinh nghiệm trực tuyến

Với mục tiêu "Tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa”, thời gian qua, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp để triển khai thực hiện, trong đó có nội dung tổ chức phiên tòa hình sự rút kinh nghiệm trực tuyến hai cấp nhằm đánh giá những ưu điểm, hạn chế của kiểm sát viên (KSV) trong quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục