(HBĐT) - "Sau khi được cán bộ, chiến sỹ Công an tuyên truyền, chúng tôi đã hiểu cần phải làm gì, cùng với mọi người tại cộng đồng dân cư bảo ban nhau nâng cao ý thức tự phòng, tự quản, tự bảo vệ trong phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội (TNXH)” -
Công an xã Vân Sơn (Tân Lạc) thường xuyên bám cơ sở, nắm tình hình Nhân dân để triển khai hiệu quả phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Ông Hà Văn Hòa, xóm Máy, xã Hòa Bình (TP Hòa Bình) chia sẻ sau khi tham gia buổi tuyên truyền phòng, chống tội phạm (PCTP) và TNXH do Công an tỉnh tổ chức tại địa phương. Không riêng ông Hòa mà hầu như người dân trên địa bàn xã tham gia buổi tuyên truyền đều có chung nhận thức, đó là công tác PCTP không phải chỉ riêng của lực lượng Công an mà là của toàn dân, người dân đóng vai trò quan trọng, tích cực. Chỉ khi có sự tham gia tích cực, nhiệt tình của quần chúng nhân dân thì công tác PCTP mới đạt hiệu quả cao.
Theo Trung tá Nguyễn Xuân Đức, Trưởng phòng Xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (TDBVANTQ), Công an tỉnh, nơi nào quần chúng nhân dân tham gia tích cực phong trào TDBVANTQ thì nơi đó công tác PCTP, TNXH được củng cố; ý thức tự phòng, tự quản, tự bảo vệ của quần chúng nhân dân ngày càng được nâng cao; các mô hình tự quản được nhân rộng, phát triển, đi vào chiều sâu. Theo thống kê, tính đến hết tháng 3/2023, trên địa bàn tỉnh xây dựng được 47 loại mô hình với 2.382 đơn vị mô hình tự quản trong phong trào TDBVANTQ. Đáng nói, nhiều mô hình được biểu dương, khen thưởng và nhân rộng trong toàn quốc. Điển hình như các mô hình: "Tổ liên gia tự quản”, "Dòng họ tự quản về an ninh trật tự (ANTT)”, "Tiếng chuông bình yên”, "Cụm an ninh giáp ranh”...
Từ việc đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao kiến thức, kỹ năng PCTP đến từng người dân đã góp phần nâng cao ý thức, nhận thức, hành động thực tiễn của người dân trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm ngay từ mỗi gia đình, dòng họ. Như ở xã Pà Cò (Mai Châu), khi chưa có mô hình "Dòng họ tự quản về ANTT”, tình hình trật tự, an toàn xã hội, tai, TNXH diễn biến hết sức phức tạp. Tội phạm, tệ nạn ma túy, tảo hôn, các hủ tục, tập quán lạc hậu còn bủa vây đời sống người dân. Sau khi triển khai mô hình "Dòng họ tự quản về ANTT”, tình hình tội phạm, TNXH trên địa bàn xã cơ bản được kiềm chế, các hủ tục lạc hậu từng bước được đẩy lùi...
Hoặc như từ khi triển khai xây dựng mô hình "Tiếng chuông bình yên” trên xứ đạo Mỹ Thành (Lạc Sơn) đã góp phần hình thành nếp sống mới, tư duy mới trong phong trào TDBVANTQ trên địa bàn xã. Theo đó, từ khi mô hình đi vào hoạt động đã tạo sự chuyển biến rõ rệt về công tác bảo đảm ANTT. Số vụ phạm pháp hình sự như ma túy, trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản giảm trên 70%. Công tác vận động quần chúng tham gia tố giác, đấu tranh PCTP đạt nhiều kết quả tích cực. Công an xã đã tiếp nhận trên 60 tin báo có giá trị từ quần chúng nhân dân, giúp lực lượng Công an kịp thời ngăn chặn, đấu tranh, xử lý nhiều đối tượng có liên quan đến các vụ việc mua bán trái phép chất ma túy, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản và các hành vi sử dụng trái phép chất ma túy. Đặc biệt, từ việc hoạt động hiệu quả mô hình đã góp phần quan trọng trong việc vận động giáo dân sống "tốt đời, đẹp đạo”, xây dựng giáo xứ bình yên. Năm 2021, xã Mỹ Thành được công nhận đạt chuẩn an toàn về ANTT, được Bộ Công an quyết định công nhận, đưa ra khỏi danh sách địa bàn trọng điểm, phức tạp về ANTT...
Trung tá Nguyễn Xuân Đức cho biết thêm: Từ việc đẩy mạnh phong trào TDBVANTQ đã góp phần hình thành nếp sống mới, xây dựng xã hội bình yên. Theo thống kê, hàng năm toàn tỉnh có trên 80% xã đạt tiêu chí về ANTT trong xây dựng nông thôn mới (năm 2022 toàn tỉnh có 107/129 xã đạt tiêu chí về ANTT, chiếm 82,9%). Cũng từ đẩy mạnh thực hiện phong trào TDBVANTQ đã góp phần tích cực trong việc chuyển hóa thành công 36 xã, thị trấn trọng điểm phức tạp về ANTT.
Mạnh Hùng
(HBĐT) - Sau hơn 1 năm thực hiện Đề án "Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06/CP), mặc dù còn nhiều khó khăn, song với sự cố gắng, nỗ lực, sự đồng hành, giúp đỡ, hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân, thời gian qua, Công an huyện Tân Lạc đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp đẩy nhanh việc cấp, kích hoạt tài khoản định danh điện tử (ĐDĐT) VNeID nhằm phục vụ hiệu quả quá trình chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong cải cách hành chính.
(HBĐT) - Theo thống kê của Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh, 4 tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh xảy ra 26 vụ tai nạn giao thông, làm 20 người chết, 27 người bị thương. So với cùng kỳ giảm 3 vụ, giảm 5 người chết, tăng 7 người bị thương.
(HBĐT) - Thông tin ban đầu, vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 18h30 ngày 16/5 tại Km76+800 quốc lộ 6 thuộc địa phận phường Thống Nhất, thành phố Hòa Bình.
(HBĐT) - Ngày 16/5, UBND huyện Mai Châu phối hợp Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh tổ chức hội nghị tuyên truyền pháp luật và diễn tập phương án chữa cháy, cứu nạn cứu hộ.
(HBĐT) - Ngày 15/5, Công an TP Hòa Bình cho biết đơn vị đang khẩn trương điều tra làm rõ nhóm đối tượng gần 20 người tổ chức sinh nhật bằng "ma túy”.
(HBĐT) - Sau khi hoàn thành thu nhận hồ sơ cấp căn cước công dân (CCCD) cho 100% công dân có mặt, sinh sống tại địa bàn trong dịp nghỉ lễ vừa qua, Trung tá Nguyễn Thanh Nga, Đội phó Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an huyện Lương Sơn lại cùng đồng đội đi khắp nơi trên địa bàn TP Hà Nội và các tỉnh lân cận để tìm và thu nhận hồ sơ cấp CCCD cho người dân của huyện đi làm ăn xa, nhằm mục tiêu hoàn thành cấp CCCD cho toàn bộ công dân trên địa bàn tỉnh xong trước ngày 30/5/2023...