(HBĐT) - Ngày 27/7, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh mở phiên tòa kinh doanh thương mại trình tự phúc thẩm theo đơn kháng cáo của Công ty TNHH MTV Ngọc Thảo (sau đây gọi là Công ty Ngọc Thảo) có địa chỉ tại thôn Quèn Thị xã Cao Dương (Lương Sơn) đối với bản án sơ thẩm số 01/2023/KDTM ngày 12/5/2023 của TAND huyện Lương Sơn giải quyết việc tranh chấp thương mại giữa Công ty Ngọc Thảo và Tổng công ty điện lực Miền Bắc với người được ủy quyền là Công ty Điện lực Hòa Bình - Chi nhánh Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc.
Đại diện phía nguyên đơn là Công ty Điện lực Hòa Bình trình bày quan điểm liên quan đến việc Công ty Ngọc Thảo vi phạm trong sử dụng, gây tổn thất sản lượng điện làm thiệt hại cho Công ty tại phiên tòa
Đại diện phía nguyên đơn là Công ty Điện lực Hòa Bình trình bày quan điểm liên quan đến việc Công ty Ngọc Thảo vi phạm trong sử dụng, gây tổn thất sản lượng điện làm thiệt hại cho Công ty tại phiên tòa
Theo nội dung vụ án, ngày 15/3/2004, Công ty Điện lực Hòa Bình - Chi nhánh Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc và Công ty Ngọc Thảo ký hợp đồng mua bán điện số 14/000042 và 3 phụ lục hợp đồng kèm theo. Theo đó, Công ty Điện lực Hòa Bình cung cấp điện cho Công ty Ngọc Thảo tại 3 điểm đấu nối.
Ngày 20/5/2015, Điện lực Lương Sơn là đơn vị trực thuộc Công ty Điện lực Hòa Bình kiểm tra sử dụng điện tại Công ty Ngọc Thảo, phát hiện việc trộm cắp điện tại các Trạm biến áp 1800kVA và 1000kVA do Công ty Ngọc Thảo quản lý. Bằng cách sử dụng sợi dây đồng cứng tiết diện 0,15mm2 xuyên qua mạch nhị thứ của 3 quả Ti của mỗi điểm đo dùng cấp dòng cho công tơ. Sau khi phát hiện đã tiến hành lập biên bản kiểm tra sử dụng điện, biên bản vi phạm hành chính và biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện. Ngay sau đó, Công ty Điện lực Hòa Bình đã có văn bản báo cáo Sở Công Thương và Công an tỉnh.
Quá trình giải quyết, Công ty Điện lực Hòa Bình và Công ty Ngọc Thảo đã lập 2 biên bản thỏa thuận, tính toán bồi thường vi phạm sử dụng điện tại điểm đo trạm biến áp 1800kVA và điểm đo trạm biến áp 1000kVA. Theo đó, thời gian tính bồi thường là 37 ngày, sản lượng điện năng phải bồi thường là 416.910kWh đối với trạm biến áp 1800kVA và 220.663kWh đối với trạm biến áp 1000kVA với giá điện chưa có VAT là 2.735 đồng/KWh. Số tiền phải bồi thường bao gồm thuế giá trị gia tăng đối với trạm biến áp 1800kVA là 1.254.272.532 đồng và trạm biến áp 1000kVA là 663.864.636 đồng. Hai bên cũng đã thỏa thuận các phương án thanh toán số tiền trên.
Tuy nhiên, sau đó Công ty Ngọc Thảo đã không thực hiện theo đúng thỏa thuận, cam kết về việc bồi thường khắc phục hậu quả thiệt hại cho Công ty Điện lực Hòa Bình. Để giải quyết vấn đề này, Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc đã có đơn khởi kiện, đề nghị TAND huyện Lương Sơn giải quyết với nội dung buộc Công ty Ngọc Thảo phải trả cho Công ty Điện lực Hòa Bình số tiền 1.918.138.371 đồng là khoản tiền bồi thường vi phạm sử dụng điện, làm tổn thất sản lượng điện tại 2 trạm biến áp theo hóa đơn thông báo tiền điện. Tiền lãi phát sinh chậm trả trên số tiền thiệt hại từ ngày 15/7/2015 đến ngày 30/4/2022 tạm tính là 1.211.618.155 đồng, tổng cộng là 3.129.756.526 đồng.
Tại bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 01/2023/KDTM ngày 12/5/2023, căn cứ vào khoản 1, điều 30; điểm b, khoản 1, điều 35 và điểm a, khoản 1, điều 39; điểm b, khoản 2, điều 227 và khoản 3, điều 228; điều 271; điều 273 của Bộ luật Tố tụng Dân sự; điều 50, điều 306, điều 319, Luật Thương mại; điều 23, Luật Điện lực; khoản 2, điều 26, Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14, TAND huyện Lương Sơn đã xử chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là Công ty Điện lực Hòa Bình. Buộc Công ty Ngọc Thảo phải trả cho Công ty Điện lực Hòa Bình số tiền 1.918.138.371 vi phạm sử dụng điện, làm tổn thất sản lượng điện tại 2 trạm biến áp theo hóa đơn thông báo tiền điện cùng lãi suất do chậm trả đến ngày xét xử sơ thẩm là 1.135.905.778 đồng. Tổng cộng số tiền mà Công ty Ngọc Thảo phải trả là 3.054.044.149 đồng.
Sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm, phía bị đơn là Công ty Ngọc Thảo đã kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm. Cho rằng bản án sơ thẩm tuyên không khách quan không dựa vào thực tế, kết luận của cơ quan chức năng có thẩm quyền, các chính lý của Công ty để đi đến kết luận không khách quan, làm hại doanh nghiệp.
Tại phiên tòa phúc thẩm, sau khi xem xét toàn diện nội dung vụ án, HĐXX TAND tỉnh cho rằng bản án sơ thẩm của TAND huyện Lương Sơn là có căn cứ khi buộc Công ty Ngọc Thảo phải có trách nhiệm bồi thường tổng số tiền 3.054.044.149 đồng cho Công ty Điện lực Hòa Bình. Bởi hành vi dùng sợi dây đồng cứng xuyên qua mạch nhị thứ của 3 quả Ti của mỗi điểm do dùng cấp dòng cho công tơ gây ngắt mạch dòng Ti, làm cho một phần dòng điện không đi qua được công tơ tại các trạm biến áp là lành vi lấy điện trái phép, hành vi này đã tác động nhằm làm sai lệch chỉ số đo đếm của Công tơ. Tại Công văn số 477/CSĐT-PC46 ngày 24/7/2017 của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh gửi Công ty Điện lực Hòa Bình có nội dung: Việc trộm cắp điện là đúng. Địa điểm xảy ra trộm cắp điện là 2 trạm biến áp 1000kVA và 1800kVA của Công ty Ngọc Thảo. Công tơ điện được lắp đặt trong khu vực quản lý, bảo vệ của Công ty Ngọc Thảo. Việc để xảy ra trộm cắp điện tại khu vực quản lý là lỗi của Công ty Ngọc Thảo. Hơn nữa, sản lượng điện năng bị tổn thất không qua công tơ được Công ty Ngọc Thảo hưởng dụng. Do vậy, Công ty Ngọc Thảo phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại sản lượng điện năng bị tổn thất. Thêm nữa, 2 bên đã thiết lập, thỏa thuận về việc bồi thường thiệt hại. Do vậy, bản án sơ thẩm tuyên về số tiền mà Công ty Ngọc Thảo phải trả cho Công ty Điện lực Hòa Bình là có căn cứ.
Do vậy, HĐXX TAND tỉnh đã tuyên bác toàn bộ kháng cáo của phía bị đơn là Công ty Ngọc Thảo, giữ nguyên nội dung phần tuyên xử theo nội dung bản án sơ thẩm. Buộc Công ty Ngọc Thảo phải có trách nhiệm bồi thường tổng số tiền 3.054.044.149 đồng cho Công ty Điện lực Hòa Bình.
Sửa một phần bản án liên quan đến phần án phí theo hướng buộc Công ty Điện lực Hòa Bình phải chịu án phí đối với số tiền lãi không được chấp nhận mà bản án sơ thẩm chưa đề cập.
PV
(HBDT) - Sau hơn 1 năm triển khai, thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW, ngày 16/3/2022 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh xây dựng lực lượng Công an nhân dân (CAND) thật sự trong sạch, vững mạnh (TSVM), chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, Công an tỉnh đã, đang nỗ lực thúc đẩy tiến độ, lộ trình xây dựng lực lượng Công an 3 cấp thật sự TSVM toàn diện. Tạo tiền đề, nền tảng thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, QP-AN trên địa bàn tỉnh.
Sau 4 ngày mở Phiên tòa xét xử sơ thẩm 36 bị cáo trong vụ án sản xuất, mua bán hơn 9,4 triệu quyển sách giả, Hội đồng xét xử đã quyết định nghị án kéo dài và dự kiến tuyên án vào sáng 27/7.
(HBĐT) - Theo phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ, Công an tỉnh (PC07), sau khi chữa cháy nhà kho cho thuê của Công ty TNHH MTV Long Xuân tại xóm Đễnh, xã Mông Hóa (TP Hòa Bình), 4 chiến sỹ của phòng trực tiếp tham gia chữa cháy xuất hiện đau đầu, khó
thở, buồn nôn, nổi mẩn ngứa và 4 chiến sỹ bị mẩn ngứa. Tất cả 8 chiến sỹ đã
được đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh để khám và điều trị. Sau khi bác sỹ khám, 4 chiến sỹ bị mẩn ngứa đã được về theo dõi tại đơn vị.
(HBĐT) - Do không có tiền tiêu xài, Nguyễn Đức Hiển (SN 1998), Nguyễn Văn Thành (SN 1994), cùng trú tại tổ 6, phường Kỳ Sơn (TP Hòa Bình) rủ nhau đi cướp giật tài sản của người đi đường. Sau đó, cả 2 liên tiếp thực hiện 4 vụ cướp giật tài sản một cách táo tợn và vô cùng nguy hiểm. Đáng nói, trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội, các đối tượng còn gây tổn thương 6% sức khỏe cho 1 nạn nhân...
(HBĐT) - Theo thông tin từ lực lượng chức năng, khoảng 11h45' ngày 24/7 xảy ra vụ cháy tại khu vực nhà kho Công ty TNHH MTV Long Xuân thuộc xóm Đễnh, xã Mông Hoá (TP Hoà Bình). Diện tích kho xưởng bị cháy khoảng 1.000 m2, chứa bìa các tông và các bình nhựa khung sắt. Ngọn lửa bùng phát, cột khói bốc cao hàng chục mét.
(HBĐT) - Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an tỉnh Nghệ An vừa có công văn đề nghị Báo Hòa Bình phối hợp đăng thông tin tìm người bị hại. Theo đó, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nghệ An đang điều tra vụ án hình sự "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” dưới hình thức lừa làm thủ tục đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) tại Úc và Hàn Quốc, xảy ra vào năm 2007 - 2008 tại tỉnh Nghệ An. Tóm tắt nội dung vụ án như sau: