Sau 4 ngày mở Phiên tòa xét xử sơ thẩm 36 bị cáo trong vụ án sản xuất, mua bán hơn 9,4 triệu quyển sách giả, Hội đồng xét xử đã quyết định nghị án kéo dài và dự kiến tuyên án vào sáng 27/7.


Đại diện Viện kiểm sát nhân dân giữ quyền công tố tại Phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án sản xuất, mua bán hơn 9,4 triệu quyển sách giả. 

Quá trình xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa, bị cáo Trần Hùng (cựu Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường, cựu Tổ trưởng Tổ 304, Tổng cục Quản lý thị trường) không thừa nhận hành vi "Nhận hối lộ”, các luật sư bào chữa đưa ra một số quan điểm gỡ tội cho bị cáo. Tuy nhiên, đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa đã lập luận, phân tích nhiều chứng cứ chứng minh đủ cơ sở buộc tội bị cáo Trần Hùng về tội "Nhận hối lộ”.

Trần Hùng có vai trò chỉ đạo trong vụ án

Sáng 8/7/2020, Trần Hùng tiếp nhận nguồn tin từ ông Nguyễn Đăng Quang, Trợ lý Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, đề nghị tiến hành kiểm tra đột xuất tại kho sách của một tư nhân ở quận Hoàng Mai, có thể có nhiều sách giả. Trần Hùng cùng ông Nguyễn Đăng Quang trực tiếp đi xác minh ban đầu. Sau đó, Trần Hùng bút phê vào văn bản của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, nội dung "Nhận hồ sơ 09 giờ 30 ngày 8/7 trao tận tay. Xác minh, thẩm tra lại và báo cáo Tổng cục trưởng (phối hợp Cục Nghiệp vụ và Đội 17 Hà Nội). Xử lý gấp ngay”. Trần Hùng chỉ đạo Cục Quản lý thị trường Hà Nội phối hợp với Cục Nghiệp vụ, Tổng cục Quản lý thị trường và Đội Quản lý thị trường số 17 xác minh, thẩm tra. Cục Quản lý thị trường Hà Nội phân công Đội Quản lý thị trường số 17 trực tiếp tiến hành kiểm tra.

Trong phần tranh luận, các luật sư bào chữa cho Trần Hùng cho rằng, Hùng chỉ là người tiếp nhận nguồn tin, sau khi chuyển tin không có vai trò chỉ đạo trong việc kiểm tra.

Về quan điểm này, đại diện Viện Kiểm sát xác định là không có cơ sở, bởi lẽ: Ngày 9/7, Trần Hùng đã sử dụng xe của Tổng cục Quản lý thị trường trực tiếp cùng Tổ công tác phối hợp kiểm tra tại Công ty Phú Hưng Phát. Sau khi Đội Quản lý thị trường số 17 tiến hành kiểm tra, Trần Hùng có bản viết tay, gửi ông Kiều Nghiệp, Trưởng Phòng Nghiệp vụ 1, Cục Nghiệp vụ, trong đó xác định rõ việc kiểm tra Công ty Phú Hưng Phát là theo kế hoạch, chỉ đạo của Tổ 304 (phối hợp cùng Cục Quản lý thị trường Hà Nội), đồng thời phân công ông Nghiệp xuống chỉ đạo, giám sát, phối hợp cùng Đội Quản lý thị trường số 17 để làm rõ thủ đoạn của Cao Thị Minh Thuận (Giám đốc Công ty Phú Hưng Phát)… Nếu đủ căn cứ dấu hiệu hình sự phải chuyển ngay Cơ quan điều tra khởi tố là thực hiện theo đúng thẩm quyền được quy định tại Khoản 1, 2 Quyết định số 304… Điều này khẳng định Trần Hùng có chức vụ, quyền hạn trong việc tiếp nhận thông tin, phối hợp kiểm tra Công ty Phú Hưng Phát.

Tại phiên tòa, bị cáo Trần Hùng và luận cứ của luật sư cho rằng, Trần Hùng không có vai trò chỉ đạo Lê Việt Phương (Đội phó Quản lý thị trường số 17), đồng thời đưa ra lập luận Phương từ chối cung cấp hồ sơ vụ việc, không cho Tổ 304 tham gia. Tuy nhiên, căn cứ vào cuộc điện thoại của Lê Việt Phương gọi cho Trần Hùng (được Trần Hùng ghi âm lại) xác định: Sau khi ông Kiều Nghiệp yêu cầu phô tô hồ sơ theo chỉ đạo của Trần Hùng (theo chỉ đạo tại văn bản viết tay ngày 10/7/2020), Lê Việt Phương giải trình việc chưa cung cấp hồ sơ cho ông Nghiệp vì nếu phô tô tại thời điểm này là sai.

Trần Hùng đã nói với Phương: "Vụ này là anh trực tiếp và Tổ 304 chỉ đạo, chính vì thế phải phối hợp”. Phương giải trình sẽ phô tô hồ sơ chuyển cho Trần Hùng. Hùng đồng ý nhưng vẫn chỉ đạo phải cho ông Kiều Nghiệp đọc, đồng thời nói cứ để cho Tổ làm khách quan. Thực tế, Lê Việt Phương khai nhận đã cho ông Kiều Nghiệp xem, chụp ảnh hồ sơ theo chỉ đạo của Trần Hùng. Mặc dù Tổ 304 không có tên trong quá trình kiểm tra, giải quyết vụ việc nhưng thực tế từ khi kiểm tra, lấy mẫu giám định (ngày 14/7/2020) đều có sự tham gia chỉ đạo, giám sát của Tổ 304 và của ông Kiều Nghiệp theo chỉ đạo của Trần Hùng.

Công tố viên khẳng định: Việc bị cáo Trần Hùng và các luật sư đưa ra quan điểm Trần Hùng không có vai trò chỉ đạo trong việc kiểm tra, giải quyết vụ việc xảy ra tại Công ty Phú Hưng Phát là không có cơ sở chấp nhận.

Bác tình tiết ngoại phạm của bị cáo


Phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án sản xuất, mua bán hơn 9,4 triệu quyển sách giả đối với 36 bị cáo. 

Theo cáo trạng, năm 2020, Công ty Phú Hưng Phát bị Đội Quản lý thị trường số 17 kiểm tra, thu hơn 27.300 quyển sách giáo khoa do không có hóa đơn, giấy tờ chứng minh nguồn gốc. Giám đốc Công ty Phú Hưng Phát là Cao Thị Minh Thuận biết Trần Hùng là người trực tiếp chỉ đạo việc kiểm tra nên liên hệ đề nghị giúp đỡ để chỉ xử lý nhẹ.

Bị cáo Hùng "đồng ý tha" nhưng yêu cầu Thuận phải chỉ ra một số cơ sở in lậu. Vẫn lo sợ sẽ bị xử lý, Thuận kết nối với Nguyễn Duy Hải để được gặp trực tiếp bị cáo Hùng và đặt vấn đề Thuận gửi Trần Hùng và Tổ công tác 304 số tiền 400 triệu đồng, xin Trần Hùng bỏ qua vụ việc vi phạm của Công ty Phú Hưng Phát. Trần Hùng đã hướng dẫn Hải bảo với Thuận phải thay đổi lại lời khai về nguồn gốc số sách do Thuận mua bị thu giữ, thành sách do người khác mang đến ký gửi.

Tiếp nhận ý kiến của Trần Hùng, Nguyễn Duy Hải báo lại cho Nguyễn Mạnh Hà (Phó Giám đốc Công ty Cổ phần In và Văn hóa truyền thông Hà Nội) để trao đổi lại với Cao Thị Minh Thuận. Tối 14/7/2020, Thuận đưa Hà 300 triệu đồng để đưa cho Hải mang đến phòng làm việc của Trần Hùng. Ngày 15/7/2020, tại phòng làm việc của Trần Hùng, Hải gọi điện thoại cho Thuận để nói chuyện trực tiếp với Hùng, nghe cụ thể hướng dẫn. Do trong phòng có mấy người khác, Hải cầm túi tiền ra về. Đến chiều, Hải cầm 300 triệu đồng quay lại phòng làm việc đưa cho Hùng.

Ngoài việc hướng dẫn Thuận thay đổi lời khai về nguồn gốc số sách, Hùng còn gọi điện thoại chỉ đạo Lê Việt Phương "tạo điều kiện giúp đỡ Thuận" theo hướng xử lý hành chính.

Quá trình điều tra, Trần Hùng phủ nhận việc cáo buộc của cơ quan chức năng. Song, Viện Kiểm sát xác định căn cứ kết quả thực nghiệm, nội dung dữ liệu trích xuất từ điện thoại và kết luận đã "đủ cơ sở chứng minh bị cáo Hùng đã nhận 300 triệu đồng" của bị cáo Thuận, thông qua Hải.

Viện Kiểm sát khẳng định, khoảng từ 13 giờ 10 đến 13 giờ 15 ngày 15/7/2020 là thời gian Nguyễn Duy Hải đưa tiền cho Trần Hùng. Trước đó, lúc 12 giờ 59 đã phát sinh cuộc gọi giữa Hùng và Hải. Đáp lại lập luật của Viện Kiểm sát, luật sư bào chữa cho rằng từ 12 giờ 59 đến 13 giờ 36, Trần Hùng không ở cơ quan.

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án, để chứng minh tình tiết ngoại phạm đối với Trần Hùng, luật sư đã cung cấp hai Vi bằng của Văn phòng Thừa phát lại Điện Biên có các bức ảnh, trong đó có hai bức ảnh thể hiện Trần Hùng đang ở nhà riêng trong khoảng thời gian từ 12 giờ 27 phút và 13 giờ 26 phút. Cơ quan điều tra đã yêu cầu bà Hoàng Thu Hiền (vợ của Trần Hùng) là người chụp các bức ảnh tại 2 Vi bằng để tiến hành giám định, làm rõ có hay không có việc tạo dựng chứng cứ ngoại phạm.

Tuy nhiên, bà Hoàng Thu Hiền không đồng ý giao nộp các phương tiện tạo ra hai bức ảnh ( hai chiếc điện thoại) nêu trên; đồng thời có văn bản từ chối việc giám định do các bằng chứng hình ảnh và tin nhắn mà trước đó gia đình cung cấp cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội. Do vậy, Viện Kiểm sát xác định không có căn cứ xem xét giá trị đối với Vi bằng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Đại diện Viện Kiểm sát còn viện dẫn ngày 30/7/2020, các bị cáo: Cao Thị Minh Thuận và Hải, Thuận gọi cho Hải lúc 18 giờ 40; Hải gọi Hùng lúc 18 giờ 42; Hải gọi Thuận lúc 18 giờ 48; Hùng gọi Phương lúc 19 giờ 40 thời lượng 76 giây, có File ghi âm trong đó: Hải gọi cho Hùng để thông báo sách là giả, vụ việc sẽ chuyển Cơ quan An ninh điều tra và hỏi Hùng cách tháo gỡ. Vì Hải đã trao đổi với Thuận như Hùng đã trao đổi với Hải. Trần Hùng hướng dẫn Hải bảo Thuận lên gặp Lê Việt Phương để được giải quyết… Do vậy, đại diện Viện Kiểm sát khẳng định có có đủ căn cứ xác định Hùng và Hải đã có sự thống nhất với nhau từ trước để hướng dẫn và "giúp” Thuận thay đổi lời khai để không bị xử lý hình sự, mọi việc sẽ do Lê Việt Phương thực hiện.

Căn cứ vào lời khai của bị cáo, người làm chứng, kết quả thực nghiệm điều tra, sơ đồ hiện trường, dữ liệu điện tử, điện tín…, đại diện Viện Kiểm sát kết luận: Trần Hùng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện việc hướng dẫn Thuận khai không đúng bản chất sự việc để không xử lý hình sự mà chỉ xử lý hành chính đối với Thuận và nhận của Thuận số tiền 300 triệu đồng thông qua Nguyễn Duy Hải vào khoảng thời gian từ 13 giờ 10 đến 13 giờ 15 phút ngày 15/7/2020, tại số 91 Đinh Tiên Hoàng, Hoàn Kiếm, Hà Nội.


Theo TTXVN

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn đổi mới công tác kiểm sát thi hành án dân sự

(HBĐT) -  Những năm qua, trên cơ sở xác định việc thực hiện công tác kiểm sát thi hành án dân sự (THADS) nhằm đảm bảo pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, công dân được pháp luật bảo vệ, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) huyện Lạc Sơn đã có nhiều đổi mới trong công tác kiểm sát THADS đạt hiệu quả.

Phát huy vai trò quần chúng trong giữ gìn an ninh trật tự tại cơ sở

(HBĐT) - Trung tá Bùi Việt Hùng, Phó Giám đốc Công an tỉnh cho biết: Thời gian qua, lực lượng chức năng Công an tỉnh, Công an các địa phương đã phối hợp hiệu quả với cấp ủy, chính quyền, đặc biệt là phát huy tốt vai trò của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội (CT-XH) trong việc vận động quần chúng nhân dân tích cực tham gia giải quyết các vụ việc liên quan đến an ninh trật tự (ANTT) tại cơ sở.

Huyện Yên Thủy: Cảnh báo tình trạng kết kéo hội nhóm trên “thế giới ảo” đến vi phạm ngoài đời thật

(HBĐT) - Lập hội nhóm trên "thế giới ảo” Nhưng vi phạm pháp luật ngoài đời thật
Nhận được tin báo của quần chúng nhân dân, khoảng 20h30’ ngày 26/4/2023, tổ tuần tra vũ trang Công an huyện Yên Thủy kịp thời phát hiện, ngăn chặn một nhóm gồm 10 thanh, thiếu niên có hành vi chuẩn bị vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ để gây thương tích cho người khác tại thị trấn Hàng Trạm.

Vụ "Chuyến bay giải cứu": Tranh luận về "mức giá trị" của số tiền nhận hối lộ 42 tỷ đồng

Ngày 21/7, đại diện Viện Kiểm sát thực hiện quyền công tố tại phiên tòa xét xử vụ án "Chuyến bay giải cứu” đã đưa ra nhiều quan điểm, nhận định đối đáp lại luận điểm của các bị cáo và các luật sư bào chữa. Trong đó, đại diện Viện Kiểm sát đã bày tỏ sự phẫn nộ trước một số quan điểm bào chữa "vô cảm” của luật sư.

Lái xe buýt vận chuyển ma túy - hành vi đặc biệt nguy hiểm

(HBĐT) - Hành vi mua bán, vận chuyển ma túy trái phép được thực hiện với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt nhằm che đậy hành vi phạm tội. Tuy nhiên, thủ đoạn vận chuyển ma túy trên các phương tiện công cộng (xe buýt, xe khách) do chính lái xe thực hiện là hành vi ngụy trang đặc biệt nguy hiểm, khó phát hiện, đấu tranh. Việc bắt giữ đối tượng phải được tính toán thận trọng, tỉ mỉ, vừa đảm bảo an toàn lực lượng, an toàn hành khách, vừa bắt giữ các đối tượng có liên quan.

Cảnh báo tình trạng “loạn thần” do rượu

(HBĐT) - Không chỉ là tác nhân dẫn đến nhiều vụ án giết người, cố ý gây thương tích mà trong nhiều trường hợp, người sử dụng rượu còn bị mắc các bệnh liên quan đến tâm thần. Một trong những bệnh lý đáng sợ hơn cả tình trạng "ngáo đá” là "loạn thần" do rượu...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục