Thời gian qua, các vụ việc gây rối trật tự công cộng do các nhóm thanh, thiếu niên tụ tập mang theo hung khí đuổi đánh nhau, đang có chiều hướng gia tăng.
Tại tỉnh Quảng Nam, tình trạng thanh thiếu niên sử dụng hung khí gây rối trật tự, vi phạm pháp luật đang có dấu hiệu gia tăng
Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có hơn 150 vụ án liên quan đến tội phạm giết người, cố ý gây thương tích. Trong đó có gần 50 vụ liên quan đến thanh thiếu niên có sử dụng hung khí, vũ khí. Đáng chú ý độ tuổi của các đối tượng ngày càng trẻ hóa, có những đối tượng mới 13 tuổi.
Quy mô, số lượng các đối tượng tham gia một vụ việc ngày càng lớn. Hầu hết các vụ việc đều xuất phát từ những mâu thuẫn nhỏ. Do các đối tượng ở độ tuổi mới lớn, tâm lý dễ bị kích động, lại thiếu sự quan tâm, giáo dục của gia đình nên dễ xảy ra va chạm, xô xát.
Để phòng ngừa tình trạng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lực lượng chức năng đưa ra một số khuyến cáo đối với các bậc phụ huynh:
Cha mẹ và người giám hộ hợp pháp của trẻ em tăng cường quản lý con em, không để kết giao, quan hệ với bạn xấu, tham gia thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật. Phát huy tính nêu gương trong việc chấp hành pháp luật để trẻ em noi theo; Thường xuyên trao đổi, phối hợp với nhà trường trong công tác giáo dục nhận thức, pháp luật, nắm bắt tâm lý để biết được những thay đổi mà định hướng trong cách giáo dục con trẻ phù hợp.
Không giao phương tiện xe mô tô, xe gắn máy có dung tích động cơ trên 50cc cho con em tùy ý sử dụng, tất cả các trường hợp giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ là hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ đều bị xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Các bậc cha mẹ, người giám hộ hợp pháp của trẻ em phải tham gia kiểm soát, định hướng con trẻ trong tất cả các hoạt động nhất là việc sử dụng mạng xã hội để tránh xa các thông tin xấu, độc mang tính kích động bạo lực, cổ xuý, dụ dỗ tham gia các hành vi vi phạm pháp luật.
Khi phát hiện con, em mình có dấu hiệu vi phạm cần trao đổi kịp thời với lực lượng Công an cơ sở, CSKV, để được hướng dẫn, hỗ trợ giáo dục con, em, không để bị lôi kéo vào các hoạt động xấu, vi phạm pháp luật.
Theo VTV.VN
Ngày 29/10, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Hồng Sơn (sinh năm 1978), trú tại khu 2, thị trấn Chi Nê (Lạc Thủy) về tội "vận chuyển trái phép chất ma túy”.
Đà Bắc là huyện vùng cao, có địa hình đồi núi phức tạp, giao thông khó khăn. Những năm qua, huyện có nhiều nỗ lực xây dựng văn hóa giao thông cho người dân. Nhờ đó, công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn có chuyển biến tích cực.
Theo Công an thành phố Hà Nội, thời gian gần đây, trên địa bàn thành phố Hà Nội xuất hiện các trường hợp người dân bị các đối tượng giả danh nhân viên điện lực gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ngày 28/10, TAND cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa hình sự phúc thẩm đối với kháng cáo của bị cáo Nguyễn Tiến Kính (sinh năm 1964), trú tại Thanh Xuân (Hà Nội), nguyên Trưởng phòng Tài chính, Trường Cao đẳng Kinh doanh và công nghệ Hà Nội. Trước đó, bị cáo này bị TAND tỉnh Hòa Bình đưa ra xét xử sơ thẩm và tuyên phạt 15 năm tù về tội "tham ô tài sản”. Phiên tòa được tổ chức theo hình thức trực tuyến kết nối giữa hội trường xét xử TAND tỉnh Hòa Bình với hội trường xét xử TAND cấp cao tại Hà Nội.
Mô hình "Tổ liên gia an toàn phòng cháy chữa cháy” là cách làm sáng tạo, nhằm cụ thể hoá phương châm "4 tại chỗ” trong công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) và phong trào Toàn dân PCCC. Mô hình đã liên kết các cơ sở kinh doanh, buôn bán, hộ gia đình liền kề trang bị các phương tiện, vật dụng PCCC thiết yếu để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn cháy, nổ từ sớm, từ xa, góp phần hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy, nổ gây ra.