Khi đứng trước Hội đồng xét xử, ông Bùi Văn Hờm (sinh năm 1962), trú tại xóm Vọ, xã Cuối Hạ (Kim Bôi) vẫn chưa tin có ngày mình bị truy tố ra trước tòa về tội "Vi phạm quy định về an toàn lao động” theo điểm a, khoản 3, Điều 295, Bộ luật Hình sự. Bởi lẽ, trong suy nghĩ, nhận thức của ông, vụ tai nạn lao động thương tâm làm 6 người thương vong, trong đó 4 người tử vong, 2 người bị thương nặng để lại di chứng, gây tổn hại 37% sức khỏe xảy ra tại Công ty cổ phần khoáng sản Kim Bôi do ông làm Giám đốc điều hành thì ông là người... vô can.


Từ sự chủ quan trong công việc, Trần Đức Thành bị truy tố và đưa ra xét xử về tội "Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.

Vụ việc này, người chịu trách nhiệm chính là ông Nguyễn Đức Phụng (sinh năm 1959), được giao nhiệm vụ tổ trưởng tổ khai thác than, là người phải chịu trách nhiệm trong việc khai thác, hạch toán kinh tế và an toàn lao động. Ông Phụng cũng là người đứng ra tuyển dụng lao động để tiến hành khai thác. Đáng nói, những người được ông Phụng tuyển dụng đều chưa qua đào tạo về kỹ thuật khai thác hầm lò, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động theo quy định. Hơn nữa, trong quá trình tổ chức khai thác, ông Phụng đầu tư, trang bị không đầy đủ trang thiết bị, phương tiện bảo hộ an toàn cho người lao động trong hầm mỏ; không có mặt để chỉ đạo sản xuất mà giao khoán thẳng cho người lao động tự khai thác, hưởng tiền công theo khối lượng than khai thác được; không tổ chức thực hiện quy trình đo nồng độ khí metan trong hầm lò trước khi cho người lao động xuống hầm lò khai thác... Do đó, về lý, ông Hờm không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những vấn đề liên quan đến vụ tai nạn lao động xảy ra tại Công ty Cổ phần khoáng sản Kim Bôi do ông làm Giám đốc điều hành.

Tại phiên tòa xét xử ngày 13/1/2025, sau khi được vị đại diện Viện Kiểm sát nhân dân giữ quyền công tố tại phiên tòa và các thành viên Hội đồng xét xử phân tích, làm rõ trách nhiệm của ông Bùi Văn Hờm khi ông là Giám đốc điều hành sản xuất, chịu trách nhiệm về vệ sinh an toàn lao động, thì ông Hờm mới thừa nhận trách nhiệm của bản thân trong vụ việc. Theo đó, với trách nhiệm của mình, trước khi công nhân vào ca sản xuất, ông Hờm phải đến các lò khai thác để tiến hành quy trình kiểm tra an toàn. Nhưng thời điểm đó ông Hờm lại không có mặt tại hiện trường để tổ chức kiểm tra an toàn lao động, không tiến hành đo nồng độ khí metan, đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn đáng tiếc nói trên.

Ngoài vụ việc trên, trước đó, Toà án nhân dân tỉnh Hòa Bình đã đưa bị cáo Trần Đức Thành (sinh năm 1983), trú tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, nguyên là kỹ sư xây dựng ra xét xử về tội "Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”. 

Theo nội dung vụ việc, ngày 11/9/2023, Trần Đức Thành được thuê giám sát kỹ thuật thi công công trình xây dựng nhà ở tại xã Cư Yên (Lương Sơn). Theo hợp đồng thỏa thuận với bên thuê, Thành có nhiệm vụ tổ chức thi công và điều hành, phối hợp công việc giữa các tổ thợ, nhà cung cấp vật liệu; lập tiêu chuẩn kỹ thuật thi công và nghiệm thu các phần công việc cho nhà thầu, nhà cung cấp; lập và quản lý tiến độ thi công các công trình chủ đầu tư phê duyệt; tư vấn kỹ thuật, vật liệu, kết cấu thiết bị; lập kế hoạch cung ứng vật tư, thiết bị và quản lý vật tư trang thiết bị của công trình... Mặc dù vậy, trong quá trình làm việc, do chủ quan, Thành không thông báo về kỹ thuật thi công trong hạng mục xây dựng cho những người tham gia thi công. Điều này đã dẫn đến đổ sập công trình xây dựng làm 1 công nhân tử vong. Quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa xét xử, mặc dù bị cáo luôn cho rằng hành vi phạm tội của bị cáo là vô ý, chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, sau khi được vị đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa phân tích, giải thích, đưa ra các căn cứ pháp luật thì bị cáo đã phải "tâm phục, khẩu phục”. 

Theo luật sư Vũ Duy Tôn, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh   Hòa Bình, nhiều vụ việc thoạt nhìn và theo đánh giá của nhiều người thì những người liên quan có vẻ là "vô can”. Nhưng trên thực tế, căn cứ vào các quy định của pháp luật đều có liên đới trách nhiệm và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với những hành vi đã được pháp luật quy định. Do vậy, sẽ không có chuyện "quýt làm, cam chịu”, bởi tất cả các hành vi của công dân đều chịu sự ràng buộc, gắn với các quy định của pháp luật một cách cụ thể. Thế nên, khi thực hiện hành vi, hành động có yếu tố liên quan đến sinh mạng, sức khỏe của con người, mỗi người cần tuân thủ triệt để các quy tắc, quy định về an toàn như pháp định để tránh những sai phạm đáng tiếc... 


Vũ Phong

Các tin khác


Xã Cư Yên đảm bảo an ninh, trật tự ở cơ sở

Xã Cư Yên thuộc vùng trung tâm huyện Lương Sơn, cách trung tâm huyện 3,5 km về phía Đông Nam. Phía Bắc giáp xã Nhuận Trạch, phía Nam giáp xã Cao Sơn, phía Tây giáp xã Tân Vinh, phía Đông giáp xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Toàn xã có diện tích tự nhiên gần 1.756 ha, được chia thành 10 xóm với 1.291 hộ, gần 6.200 nhân khẩu. Tình hình an ninh, trật tự cơ bản ổn định, song tội phạm và tai, tệ nạn xã hội tiềm ẩn phức tạp, tình trạng tranh chấp đất đai, giải phóng mặt bằng, ô nhiễm môi trường chưa được giải quyết triệt để... đã tác động đến cuộc sống người dân địa phương.

Đấu tranh hiệu quả với tội phạm, vi phạm pháp luật trên tuyến giao thông thủy

Tuyến đường thủy trên sông Đà hiện có 27 cảng, bến thủy nội địa đang hoạt động. Tại khu vực hạ lưu có 22 cảng, bến, trong đó, 19 cảng, bến bốc xếp hàng hóa thông thường, 3 bến đò ngang. Qua rà soát, 5 bến có giấy phép hoạt động, 8 bến hết hạn giấy phép, 6 bến không có giấy phép. Trên tuyến lòng hồ Hòa Bình có 2 cảng, 3 bến. Ngoài ra, có các bến dân sinh tự phát và bến do các chủ đảo, đền, khu nghỉ dưỡng xây dựng để các phương tiện ra, vào đón khách. Điều này gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý nhà nước, bảo đảm an ninh trật tự, đồng thời là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng lợi dụng để thực hiện các hoạt động vi phạm pháp luật.

Danh sách người bị nhiễm HIV lan truyền trên mạng xã hội là thông tin sai sự thật

Sáng 12/4, ông Cao Sỹ Phượng, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) cho biết, thông tin về danh sách những người nhiễm HIV tại một số địa phương trên địa bàn huyện lan truyền trên mạng xã hội là sai sự thật..

Mua ma túy bán kiếm lời, bị cáo lĩnh 15 năm 6 tháng tù

Ngày 11/4, Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Khà A Vàng (SN 1988), trú tại xóm Thung Ảng, xã Hang Kia (Mai Châu) về tội "mua bán trái phép chất ma túy”.

Sơ kết Thông tư liên tịch về giải quyết khiếu nại, tố cáo

Ngày 10/4, liên ngành Viện kiểm sát - Công an - Tòa án - Sở Tư pháp - Bộ Chỉ huy quân sự - Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Hòa Bình tổ chức hội nghị sơ kết thực hiện Thông tư liên tịch về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, gồm: Thông tư số 02/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT, ngày 5/9/2018 quy định phối hợp thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về khiếu nại, tố cáo; Thông tư liên tịch số 01/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTC-BTP-BNN&PTNT, ngày 5/4/2018 quy định việc phối hợp trong báo cáo, thông báo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp (gọi tắt là TTLT 01 và 02). Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh và kết nối trực tuyến đến Viện Kiểm sát nhân dân 10 huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục