Từ 1/12, tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất với sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam theo bậc quân hàm được tăng từ 1 đến 5 tuổi so với trước đây.
Ảnh minh họa
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8 chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/12/2024.
Đáng chú ý trong Luật này là quy định về tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất (tuổi nghỉ hưu) với sĩ quan theo bậc quân hàm tăng từ 1 đến 5 tuổi so với trước đây.
Theo đó, hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm như sau:
Cấp úy: 50;
Thiếu tá: 52;
Trung tá: 54;
Thượng tá: 56;
Đại tá: 58;
Cấp tướng: 60
Khi quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, năng lực, sức khỏe và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ không quá 5 năm; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Về cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan, Luật quy định, cấp quân hàm Đại tướng có số lượng không quá 3, gồm: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng và Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.
Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và các đại biểu Quốc hội ấn nút biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Ảnh: TTXVN
Thượng tướng, Đô đốc Hải quân số lượng không quá 14, gồm: Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Đô đốc Hải quân (không quá 6 người); Phó Tổng Tham mưu trưởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (mỗi chức vụ có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng tướng, không quá 3). Ngoài ra, còn có Giám đốc, Chính ủy Học viện Quốc phòng.
Các chức vụ, chức danh mang cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân; Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân có số lượng không quá 398 người.
Sĩ quan Quân đội nhân dân biệt phái được bầu giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng tướng; sĩ quan Quân đội nhân dân biệt phái được phê chuẩn giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội hoặc được bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng hoặc chức vụ, chức danh tương đương có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng; sĩ quan Quân đội nhân dân biệt phái được phê chuẩn giữ chức vụ Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội hoặc được bổ nhiệm chức vụ Tổng cục trưởng hoặc chức vụ, chức danh tương đương có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thiếu tướng.
Sĩ quan Quân đội nhân dân biệt phái có chức vụ, chức danh cao hơn quy định tại khoản 2 Điều này và trường hợp đặc biệt được phong, thăng quân hàm cấp Tướng do cấp có thẩm quyền quyết định.
Chính phủ quy định vị trí có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân, Thiếu tướng, Chuẩn đô đốc Hải quân và cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan là cấp Tướng của đơn vị thành lập mới, đơn vị được tổ chức lại, bổ sung chức năng, nhiệm vụ nhưng không vượt quá số lượng tối đa vị trí cấp Tướng theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan là cấp Tá, cấp Úy do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Tuổi của sĩ quan tại ngũ xét thăng quân hàm từ cấp bậc Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân phải còn ít nhất đủ 3 năm công tác, trường hợp không còn đủ 3 năm công tác khi có yêu cầu do Chủ tịch nước quyết định.
Sĩ quan tại ngũ lập thành tích đặc biệt xuất sắc, được xét thăng quân hàm vượt bậc, nhưng không vượt quá cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan đang đảm nhiệm.
Chính phủ quy định cụ thể tiêu chí, tiêu chuẩn quy định tại khoản này để xét thăng quân hàm sĩ quan cấp Tướng vượt bậc. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cụ thể tiêu chí, tiêu chuẩn quy định tại khoản này để xét thăng quân hàm sĩ quan cấp Tá, cấp Úy vượt bậc.
Theo VTV.VN
Bộ Nội vụ khẳng định đến thời điểm này, Bộ chưa đề nghị Chính phủ và các cấp có thẩm quyền sáp nhập bất cứ một đơn vị hành chính cấp tỉnh nào.
Ngày 26/11, Tòa án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử các bị cáo: Bùi Thanh Tùng (SN 1989), trú tại xã Lạc Vân, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình về tội "Mua bán trái phép chất ma túy”; Quách Văn Cương (SN 1987), trú tại xã Ngọc Lương (Yên Thủy) về tội "Tàng trữ trái phép chất ma túy”.
Ngày 26/11, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn - Ủy ban Hội LHTN Việt Nam tỉnh tổ chức chung kết Cuộc thi "Ý tưởng ứng dụng công nghệ trong công tác đảm bảo an toàn giao thông” năm 2024.
Thời gian qua, huyện Lạc Thủy đã có nhiều giải pháp thực hiện Chỉ số cải thiện chất lượng các quy định của pháp luật thuộc Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo (GII), trong đó tập trung nâng cao chất lượng xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL), đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất và phù hợp tình hình thực tiễn. Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước ở địa phương.
Từng là địa bàn trọng điểm phức tạp về an ninh trật tự (ANTT), xã Mỹ Thành (Lạc Sơn) nỗ lực đẩy mạnh phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (TDBVANTQ), đồng thời xây dựng và duy trì, phát huy hiệu quả mô hình "Tiếng chuông bình yên” trong đồng bào Công giáo. Hiện nay, tình hình tội phạm trên địa bàn được kiềm chế, tệ nạn xã hội (TNXH) dần được loại bỏ.
Huyện Lạc Thủy xác định công tác bảo vệ bí mật nhà nước (BMNN) là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Công an huyện với vai trò cơ quan thường trực chủ trì phối hợp Văn phòng HĐND&UBND huyện, phòng Văn hóa - Thông tin hướng dẫn, kiểm tra công tác bảo vệ BMNN, đảm bảo an ninh, an toàn mạng máy tính của các cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn huyện. Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị xác định phạm vi BMNN; kiểm tra việc thực hiện quy trình tiếp nhận, xử lý, chuyển giao, lưu trữ văn bản, tài liệu mật; kịp thời chấn chỉnh những sơ hở, thiếu sót.