Án có hiệu lực từ năm 2008 nhưng do thiếu lý lẫn tình nên bị người dân ở địa phương ngăn cản, đến nay vẫn chưa thi hành được

Án  phúc thẩm số 406/2008/DSPT ngày 22-10-2008 của TAND Tối cao tại TPHCM buộc ông Diệp Văn Mười Một (ấp Tân Hiệp, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi, Cà Mau) trả lại cho ông Mã Kim Hên cùng các đồng thừa kế 2,4 ha đất ruộng (ông Hên chết năm 2006); buộc ông Mã Kim Tỷ (phường 4, thị xã Vị Thanh, Hậu Giang) trả lại cho ông Diệp Văn Mười Một 1.000 giạ lúa.


Ông Diệp Văn Mười Một khẳng định đất ông mua được cấp sổ đỏ năm 1994


Dừng cưỡng chế vì bị dân phản ứng


Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, cơ quan Thi hành án Dân sự (THA) tỉnh Cà Mau ra quyết định thi hành án, cho thời gian ông Diệp Văn Mười Một tự nguyện thi hành án là 3 tháng. Hết hạn, ngày 17-9-2009, Cơ quan THA tiến hành thực hiện quyết định cưỡng chế.

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau kiến nghị hủy án

Trước sự bức xúc của người dân địa phương, mới đây, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau đã ra văn bản kiến nghị chánh án TAND Tối cao, viện trưởng VKSND Tối cao, Ủy ban Tư pháp Quốc hội xem xét kháng nghị theo trình tự, thủ tục giám đốc thẩm, hủy toàn bộ bản án phúc thẩm số 406/2008/DSPT, ngày 22-10-2008 của Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM, giữ nguyên bản án sơ thẩm số 55/1997/DSST, ngày 17-3-1997 của TAND tỉnh Cà Mau (công nhận sự chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Mã Kim Tỷ với ông Diệp Văn Mười Một). Lý do: Phần đất mà ông Hên đòi là do Nhà nước cấp cho gia đình ông Tỷ theo Chỉ thị số 57 và 100 của Ban Bí thư Trung ương. Như vậy, căn cứ vào Luật Đất đai năm 2003, Nhà nước không thừa nhận đòi lại đất được Nhà nước giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách về đất đai. Do đó, hợp đồng chuyển nhượng giữa ông Tỷ với ông Một là hoàn toàn hợp pháp và đúng theo trình tự quy định của pháp luật.

Trong lúc cơ quan THA tiến hành đo vẽ, hàng trăm người dân ở xã Nguyễn Huân và nhiều xã lân cận kéo đến phản đối, yêu cầu cơ quan THA cho dừng việc cưỡng chế để ông Một đi khiếu nại. Trước sự phản ứng gay gắt của người dân địa phương, chấp hành viên đành cho dừng việc cưỡng chế, lập biên bản ghi rõ lý do, đồng thời cho ông Một và những người liên quan trong thời hạn 3 tháng để khiếu nại.


Ngay hôm đó, người dân ở xã Nguyễn Huân và nhiều xã khác cùng ký tên vào đơn gửi chánh án TAND Tối cao kiến nghị xem kháng nghị bản án phúc thẩm 406/2008/DSPT của TAND Tối cao tại TPHCM. Lý do bản án thiếu căn cứ pháp lý, không đúng thực tế khách quan tại địa phương.

Trong số này có cả cán bộ, đảng viên đã từng giữ trọng trách ở huyện Đầm Dơi, nay đã nghỉ hưu, như ông Diệp Thanh Hải, nguyên chủ tịch UBND huyện Đầm Dơi; ông Trương Hồng Vững, nguyên phó chủ tịch UBND huyện Đầm Dơi; ông Lâm Quang Bồ, nguyên chánh thanh tra; ông Ngô Bình Quang, nguyên viện trưởng VKSND huyện Đầm Dơi...


Lật lọng


Theo hồ sơ mà chúng tôi có được, vào năm 1979, ông Mã Kim Hên cho con trai là Mã Kim Tỷ 2,4 ha đất trồng lúa. Đến năm 1989, ông Tỷ sang nhượng phần đất này cho ông Diệp Văn Mười Một với giá là 1.000 giạ lúa để về Vị Thanh sống. Ông Một đặt cọc cho ông Tỷ 200 giạ lúa, phần còn lại sẽ nộp sau khi làm xong thủ tục chuyển nhượng.

Lúc đầu, ông Hên không phản đối việc chuyển nhượng này, nhưng sau đó có ý kiến của những người con khác, ông Hên đứng ra ngăn cản. Chính quyền xã Nguyễn Huân phối hợp với gia tộc họ Mã làm cuộc hòa giải. Theo đó, ông Một đồng ý cho ông Hên chuộc lại đất với điều kiện trả gấp đôi số lúa đã đặt cọc trong vòng 20 ngày.

Nếu hết hạn mà ông Hên không đong đủ lúa thì chính quyền địa phương cho ông Tỷ thực hiện việc chuyển nhượng. Nội dung cuộc hòa giải được lập thành văn bản và ông Hên cũng đã ký tên cam kết những điều khoản trong đó.

Mấy lần hết hạn rồi gia hạn, ông Hên vẫn không đong lúa cho ông Một, vì vậy chính quyền xã Nguyễn Huân cho phép ông Một đong tiếp cho ông Tỷ 800 giạ lúa để được quyền sử dụng đất.

Tuy nhiên, sau khi ông Một đã trả đủ lúa cho ông Tỷ, ông Hên nhảy vào chiếm đất, sử dụng trong một thời gian dài, mãi đến năm 1994, chính quyền địa phương mới buộc được ông Hên trả đất cho ông Một. Sau đó, ông Hên khiếu kiện và bị UBND huyện Đầm Dơi và tỉnh Minh Hải lúc bấy giờ bác đơn. Hơn nữa, ông Hên còn bị UBND huyện Đầm Dơi phạt hành chính về hành vi cản trở người khác sử dụng đất.

Nhưng điều bất ngờ là TAND huyện Đầm Dơi lại thụ lý vụ kiện của ông Hên và ngày 8-11-1996 xử buộc ông Một trả đất cho ông Hên. Từ đây, vụ kiện kéo dài trong suốt 12 năm, phải xử đi, xử lại nhiều lần  do cơ quan xét xử các cấp có quan điểm xét xử khác nhau. Ngay cả TAND tỉnh Cà Mau lúc thì bác đơn ông Hên, lúc thì chấp nhận yêu cầu của ông.


Chính quyền cũng không đồng tình


Trở lại bản án phúc thẩm số 406/2008/DSPT của TAND Tối cao, nhiều cán bộ, đảng viên xã Nguyễn Huân đều tỏ thái độ không đồng tình. Theo ông Trần Văn Hổ (đảng viên), bản án căn cứ vào việc không có giấy tờ ông Hên cho đất nên xử buộc ông Tỷ trả đất lại cho cha, về lý là đúng, nhưng thực tế những năm đầu mới giải phóng, người cha chỉ nói miệng là người con được quyền canh tác. Hơn nữa, vào thời điểm năm 1979, ông Hên có quá nhiều đất, nếu không giao bớt cho các con thì chính quyền sẽ cắt giao cho người khác sử dụng theo chủ trương trang trải ruộng đất.


Ông Diệp Thanh Hải nói: “Vào năm 1979, Nhà nước cấp đất cho ông Tỷ theo chủ trương trang trải ruộng đất chớ không phải do ông Hên cho con. Với quan điểm đó, huyện, tỉnh đều bác đơn đòi lại đất của ông Hên. Trong vụ này, ông Hên là người không thực hiện đúng cam kết trong biên bản hòa giải.

Chính vì thế mà người dân và chính quyền địa phương đều không đồng tình với bản án phúc thẩm của TAND Tối cao tại TPHCM”. Ban Pháp chế HĐND tỉnh Cà Mau cũng có văn bản gửi Tỉnh ủy nêu rõ: Đây là bản án khó thực hiện vì nhân dân và chính quyền địa phương không đồng tình.

Việc ông Hên cho con là ông Tỷ 2,4 ha đất là có thật. Do đó, việc sang nhượng giữa ông Tỷ với ông Một là hợp pháp. Ông Trần Hoài Phúc, Phó Cục trưởng Cục THA tỉnh Cà Mau, cho biết ông cũng có nhiều băn khoăn khi triển khai thi hành bản án bởi những lý lẽ mà người dân, cán bộ, đảng viên ở xã Nguyễn Huân đưa ra.

 

 

 

                                                                                  Theo NLĐ

Các tin khác


Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái bị khởi tố, bắt tạm giam

Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang.

Bắt cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

Trung tướng Tô Ân Xô cho biết cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt giam cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng.

Điều khiển xe mô tô lạng lách, quay video tung lên mạng, nam thanh niên bị xử phạt 7,5 triệu đồng

Công an huyện Mai Châu cho biết, đơn vị vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính Đinh Văn D. (SN 2003), trú tại xã Mai Hịch 7,5 triệu đồng về các hành vi vi phạm quy định đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Bắt đối tượng mua bán, tàng trữ ma túy với thủ đoạn tinh vi

Công an tỉnh Hoà Bình cho biết, trong 2 ngày 2 - 3/5, phòng Cảnh sát điều tra tội phạm (ĐTTP) về ma túy đã liên tiếp phát hiện 2 vụ, bắt 3 đối tượng về hành vi mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma tuý với thủ đoạn tinh vi.

Xã An Bình đẩy mạnh phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

Xác định xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc có vai trò quan trọng trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm. Thời gian qua, xã An Bình, huyện Lạc Thủy đã có nhiều giải pháp sáng tạo, tích cực nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và người dân tham gia đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

Tiếp bước Điện Biên, tiến lên giành “3 nhất”

Trung tá Bùi Mạnh Quyền, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Lạc Sơn cho biết: Chiến thắng Điện Biên Phủ mãi mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử và niềm tự hào của dân tộc Việt Nam; là sức mạnh tinh thần, nguồn cổ vũ, động viên to lớn, đồng thời để lại nhiều bài học quý giá đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục