Giống như mọi người sinh ra trên đời này, cuộc sống luôn phải gắn với nhiều nỗi lo của một phận làm người. Đại tá Y Thoal H'mook, PGĐ Công an Đắk Lắk, cũng không thoát khỏi phận làm người ấy, nhưng với anh còn mang nặng một nỗi lo đượm nghĩa tình lớn lao hơn và gắn chặt với cả cuộc đời người cán bộ Công an nhân dân là lo cho buôn làng được bình yên…

Làm cách mạng từ năm 10 tuổi

Hồi còn nhỏ ở buôn, ai cũng mến cậu bé Y Thoal vì hiền và ít nói. Có người bảo Y Thoal có tính cách của một người sống nặng nội tâm và sâu sắc. Nhưng thực tế, sống ở buôn làng Tây Nguyên thời chiến tranh như định mệnh nghiệt ngã. Bom đạn chiến tranh đã làm cho con người lây lất trong thiếu thốn về vật chất và tinh thần.

Ngay từ lúc lên 7 tuổi, Y Thoal đã cảm nhận đau đáu trước nỗi đau của người dân ở buôn mình bị giặc sát hại, bắn giết qua những trận càn. Máu người chảy như nhựa cây rừng già Tây Nguyên bị tàn sát. Được sinh ra và lớn lên ở buôn Kmăn, xã Dur Kmăn, huyện Krông Ana, Đắk Lắk trong một gia đình có truyền thống cách mạng, cha là du kích địa phương, anh cả và em trai đều là liệt sĩ nên Y Thoal H'mook có một tấm lòng yêu nước, giác ngộ cách mạng từ bé, thấu hiểu rõ nỗi đau của người dân bị mất nước.

Lúc nhỏ học 3 thứ tiếng: Pháp, Việt và Ê Đê nhưng đến lớp 2 thì Y Thoal H'mook bỏ lên rừng vì chiến tranh, giặc Mỹ đánh phá dân làng. Lúc ấy dân làng buôn Kmăn và buôn Dur chạy vào rừng Nam Nung để hoạt động cách mạng, kháng chiến chống Mỹ. Năm 10 tuổi Y Thoal H'mook đã trở thành chiến sĩ giao liên giỏi cho cách mạng. Các bác các chú thấy Y Thoal H'mook là một cậu bé thông minh và có lòng yêu nước nên năm 1963 (lúc ấy 11 tuổi) "hạt giống đỏ" Y Thoal được đưa ra Bắc học tập để sau này về giúp ích cho nhân dân.

Năm ấy, Tết Tây Nguyên sau tháng 3, mùa con ong đi lấy mật cũng là lúc Y Thoal lên rừng đi ra miền Bắc. Con đường giao liên vượt rừng Trường Sơn hơn 4 tháng mới đến được Vĩnh Linh, nghỉ dưỡng 10 ngày và có xe đưa ra Hà Nội học tập. Được học văn hóa ở Trường Dân tộc Trung ương lúc ấy Y Thoal H'mook gặp nhiều người bạn chí tình cũng từ Tây Nguyên ra Bắc học tập như Y Bưh, Đinh Ngờ, Đinh Hoài Bắc, Y Dơi… bây giờ cũng đều giữ những chức vụ quan trọng ở các tỉnh khu vực miền Trung, Tây Nguyên. Thời ấy họ đã sống hết mình, học tập hết mình với một khát vọng là được trở về miền Nam để giúp bà con thoát khỏi nỗi đau bởi chiến tranh, thoát khỏi đói nghèo.

Học tập ở miền Bắc trong những thập niên 60, dù trường học phải di tán nhiều nơi, lúc lên Hòa Bình, lúc sang Quế Lâm, rồi về Bắc Thái nhưng việc học của các học sinh miền Nam vẫn không bao giờ nản lòng. Khát vọng học để làm người, học để được cống hiến cho nhân dân, đất nước luôn dâng trào trong mỗi trái tim yêu nước. Y Thoal H'mook kể rằng, có lần được Bác Hồ đến thăm trường và động viên các cháu học tập, ai cũng đều xúc động rưng rưng nước mắt. Nhớ lời dặn của Bác các cháu càng cố gắng học tập nhiều hơn.

Đại tá Y Thoal H'mook (ngoài cùng bên phải) cùng Đại tá, nhà thơ  Hồng Thanh Quang trao quà cho đồng bào buôn Kmăn, xã Dur Kmăn, huyện Krông Ana, Đắk Lắk. Ảnh: Thanh Hải

Nặng nghĩa tình với đồng bào Tây Nguyên

Y Thoal H'mook kể rằng, anh đến với ngành Công an cũng thật bất ngờ như một duyên nợ. Hồi học hết cấp 3, anh thi Đại học Hàng hải nhưng sau đó bên ngành Công an cần tuyển nên đã đi học lớp An ninh B ở Lập Thạch, Vĩnh Phúc. Năm 1975, khi Tây Nguyên giải phóng, Y Thoal H'mook cùng nhiều anh em khác có lệnh vào Buôn Ma Thuột để tiếp quản sau chiến tranh. Về lại quê hương sau bao nhiêu năm chiến tranh hoang tàn khủng khiếp. Tâm trạng của một người con quê hương lúc ấy mừng vì được giải phóng nhưng đau vì nỗi đau chiến tranh tàn phá.

Được phân công nhiệm vụ tiếp cận cơ sở, xây dựng chính quyền vững mạnh, Y Thoal H'mook bắt tay ngay vào việc xuống buôn để "3 cùng" với nhân dân. Công việc của những người cán bộ Công an lúc bấy giờ là cùng ăn, ở, làm việc với bà con để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân dân, tuyên truyền, vận động, giáo dục mọi người chấp hành đúng chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, cùng góp công sức xây dựng quê hương, buôn làng, khắc phục hậu họa sau chiến tranh. Đó là mục tiêu đề ra nhưng quá trình thực hiện thì không đơn giản chút nào. Xuống buôn nhưng phải luôn cảnh giác những toán tàn quân chống đối, những người xấu bỏ thuốc độc... Nhưng nếu quá cảnh giác mà xa rời nhân dân, dân mời không ăn, không uống, không chia sẻ tình cảm thì không bao giờ gần dân được.

Y Thoal H'mook được phân công địa bàn một số buôn ở Buôn Ma Thuột, cái lợi thế của anh là nói được tiếng dân tộc nên dễ gần với bà con. Tuy nhiên, về buôn lúc đó không phải ai cũng gần với Công an. Quan điểm sống, suy nghĩ của nhiều người còn khác nhau, nhất là những người đã từng tham gia cho quân đội Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn. Để giải thích và thu phục họ trở về với cách mạng, Y Thoal H'mook phải vừa vận động, thuyết phục, vừa biết tranh thủ những người có uy tín trong dòng họ để lôi kéo, thuyết phục. Từ đó họ đã nhận ra rằng chính sách của Đảng và Nhà nước ta luôn mở rộng vòng tay nhân ái để đón nhận tất cả mọi người trở về với cuộc sống thanh bình, xây dựng quê hương, buôn làng giàu đẹp.

Thành công bước đầu trong công tác vận động quần chúng đã giúp Y Thoal H'mook trưởng thành nhiều cho công tác nghiệp vụ Công an sau này mà không có trường lớp nào dạy hết được. Đó là một "trường đời" ở buôn, tình yêu thương đã cảm hóa giáo dục hàng ngàn người từ phía đối lập trở về phục thiện, giúp ích cho cách mạng, xây dựng buôn làng ngày càng no ấm, hạnh phúc.

Thế nhưng khi buôn làng tạm yên sau chiến tranh thì hoạt động của các nhóm FULRO lại xuất hiện và những trinh sát An ninh như Y Thoal H'mook tiếp tục lại vào một cuộc chiến mới cũng không kém phần cam go và quyết liệt. Những năm 80, làm trinh sát ở đơn vị Phòng chống phản động, Y Thoal H'mook cùng anh em đã bám sát địa bàn cơ sở, gần gũi với nhân dân, tạo niềm tin vững chắc ở thế trận lòng dân nên nắm chắc tình hình và tham gia nhiều trận đánh quyết định, xóa sổ tổ chức phản động FULRO.

Y Thoal H'mook kể rằng, năm 1984 mình cưới vợ nhưng hầu như chỉ về nhà ăn cơm với vợ được 3 ngày/tháng, còn lại ăn ở sống dưới buôn làng với dân. Cơ quan cấp mắm, bột ngọt, muối… đều mang đi cơ sở để cùng chia sẻ với người dân. Chia sẻ cho nhau từng miếng cơm, hạt muối nên đồng bào ai cũng thương cán bộ Công an.

Đại tá Y Thoal H'mook và các già làng Tây Nguyên. Ảnh: Ngọc Như

Từ trinh sát An ninh đến cán bộ cơ quan An ninh điều tra, Y Thoal H'mook vẫn luôn một lòng đam mê nghề và bám dân, bám cơ sở để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Có một câu chuyện mà Y Thoal H'mook không thể nào quên là việc cảm hóa đối tượng Y Jút ở Cuôr Dăng, Buôn Ma Thuột. Y Jút theo FULRO, khi ấy được tổ chức phản động này đưa ra hàng để cài cắm hoạt động. Y Thoal H'mook được giao nhiệm vụ cảm hóa Y Jút để làm rõ những mối quan hệ với tổ chức phản động FULRO.

Để chuyển hóa được tư tưởng của đối tượng này không đơn giản chút nào. Gần 2 tháng ăn ở chung, ngủ chung với Jút, Y Thoal mới nhận ra được điểm yếm của đối tượng này. Chỉ có cái tình yêu thương mới đánh thức được lương tâm hướng thiện của một con người sa ngã. Jút rất yêu thương con trai và vợ nên mỗi khi nhắc đến thì anh ta đều cảm động. Đấu tranh tư tưởng nhiều ngày, rồi Jút mới chịu nhận trở về sống yên ấm với vợ con, không theo tổ chức phản động FULRO nữa. Rồi bữa cơm chiều hôm ấy Jút khóc thật to: "Anh Thoal ơi em muốn trở về!". Cuộc sống luôn rộng mở cho Jút hướng thiện, đêm đoàn tụ gia đình Jút trong nước mắt hạnh phúc không nguôi.

Năm 1986, Y Thoal H'mook được bổ nhiệm làm Phó trưởng Phòng An ninh điều tra Công an Đắk Lắk và năm 1999 được đề bạt lên Phó Giám đốc Công an Đắk Lắk đến giờ. Cuộc sống trải qua nhiều công việc, nhiệm vụ khác nhau, từ phụ trách công tác của lực lượng An ninh nhân dân đến phụ trách công tác Xây dựng lực lượng - hậu cần của Công an tỉnh Đắk Lắk, nhưng Y Thoal H'mook vẫn luôn trọn một lòng là gần gũi, gắn bó với nhân dân. Bài học sâu sắc mà Bác Hồ đã dạy với tất cả lực lượng Công an là phải gần dân mới được nhân dân giúp đỡ để hoàn thành nhiệm vụ. Trong cuộc đấu tranh chống lại các hoạt động của bọn phản động FULRO thế hệ mới những năm gần đây ở Tây Nguyên càng cho chúng ta bài học xương máu là không được xa rời quần chúng nhân dân, dù trong hòa bình thịnh trị.

Nhiều người bảo Y Thoal H'mook có máu thích ở làng, anh chỉ cười và không giải thích gì. Ngày nghỉ anh về tận buôn làng để thăm dân. Mỗi cuộc trò chuyện đều có tin hay của người dân phản ánh và anh xem xét có hướng chỉ đạo hoặc giúp đỡ người dân ngày càng tốt hơn. Ngày nào bận đi họp hay công tác xa không về thăm dân làng thì anh thấy thiếu vắng và hơi buồn. Tâm niệm mà anh Y Thoal H'mook nói là chúng ta dù ở hoàn cảnh nào cũng phải giữ trọn lời hứa với nhân dân, không được thất hứa.

Theo anh, vấn đề đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số tốt nhất là phải thiết thực và cụ thể, bởi người dân không cần nói nhiều, giảng nhiều một cách văn hoa mà cần tính cụ thể dễ hiểu để người dân làm theo. Mặc khác, việc đầu tư cũng cần phải phù hợp với văn hóa của người dân và đặc biệt không được bất tín, không được rời xa mất lòng dân. Cán bộ muốn gần dân cũng phải có phong cách từ hiểu biết văn hóa, phong tục tập quán đến việc ứng xử phù hợp và giữ chữ tín với dân.

Dù mang quân hàm Đại tá, Phó Giám đốc Công an tỉnh nhưng mỗi lần Y Thoal H'mook về buôn thăm bà con thì anh không bao giờ nghĩ mình đang giữ chức vụ gì mà chỉ có một tấm lòng là yêu thương bà con. Đồng bào Tây Nguyên yêu thương anh như đứa con của buôn làng

                                                                               Theo Báo CAND

Các tin khác


Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái bị khởi tố, bắt tạm giam

Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang.

Bắt cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

Trung tướng Tô Ân Xô cho biết cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt giam cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng.

Điều khiển xe mô tô lạng lách, quay video tung lên mạng, nam thanh niên bị xử phạt 7,5 triệu đồng

Công an huyện Mai Châu cho biết, đơn vị vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính Đinh Văn D. (SN 2003), trú tại xã Mai Hịch 7,5 triệu đồng về các hành vi vi phạm quy định đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Bắt đối tượng mua bán, tàng trữ ma túy với thủ đoạn tinh vi

Công an tỉnh Hoà Bình cho biết, trong 2 ngày 2 - 3/5, phòng Cảnh sát điều tra tội phạm (ĐTTP) về ma túy đã liên tiếp phát hiện 2 vụ, bắt 3 đối tượng về hành vi mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma tuý với thủ đoạn tinh vi.

Xã An Bình đẩy mạnh phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

Xác định xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc có vai trò quan trọng trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm. Thời gian qua, xã An Bình, huyện Lạc Thủy đã có nhiều giải pháp sáng tạo, tích cực nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và người dân tham gia đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

Tiếp bước Điện Biên, tiến lên giành “3 nhất”

Trung tá Bùi Mạnh Quyền, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Lạc Sơn cho biết: Chiến thắng Điện Biên Phủ mãi mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử và niềm tự hào của dân tộc Việt Nam; là sức mạnh tinh thần, nguồn cổ vũ, động viên to lớn, đồng thời để lại nhiều bài học quý giá đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục