Kể từ khi cha mẹ hy sinh, 4 anh em họ đều đã trưởng thành, trong số đó, người con trai thứ ba là anh Phan Thanh Sương, hiện đang mang cấp hàm Thượng tá, Phó phòng Cảnh sát bảo vệ Công an TP Đà Nẵng. Còn cô gái út Phan Thị Di đang là cán bộ văn phòng thường trú Báo CAND ở Đà Nẵng.

 

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở dải đất miền Trung có một địa danh hiện vẫn còn lưu giữ trong ký ức của người dân đất Quảng; đó là chợ Được - một vùng quê nghèo cát trắng, song lại là một trong những cội nguồn cách mạng.

Cũng như những gì xảy ra ở vụ thảm sát ở Sơn Mỹ, tỉnh Quảng Ngãi do Mỹ - ngụy thực hiện; vụ thảm sát đẫm máu những người dân vô tội ở khu vực chợ Được, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam mãi mãi là chứng tích tố cáo tội ác dã man của quân xâm lược và bè lũ tay sai bán nước. Trong chiến tranh, kẻ địch muốn biến nơi đây là vùng đất trắng nhằm tiêu diệt tận gốc cái gọi là "dân kháng chiến cứng đầu". Nhưng điều mà chúng không ngờ là sau cuộc thảm sát đẫm máu ấy, phong trào cách mạng ở nơi này đã phát triển mạnh mẽ, toàn bộ khu vực chợ Được đã trở thành cái nôi của phong trào cách mạng.

Trong cuộc tấn công và nổi dậy vào mùa xuân năm 1968 có một cặp vợ chồng người chiến sĩ Công an đã hy sinh để lại 4 người con thơ dại. Giờ đây, sau hơn 40 năm kể từ khi cha mẹ hy sinh, 4 anh em họ đều đã trưởng thành, trong số đó, người con trai thứ ba là anh Phan Thanh Sương, hiện đang mang cấp hàm Thượng tá, Phó phòng Cảnh sát bảo vệ Công an TP Đà Nẵng. Còn cô gái út Phan Thị Di đang là cán bộ văn phòng thường trú Báo CAND ở Đà Nẵng.

2 anh em Phan Thanh Sương và Phan Thị Di thắp nhang trước bàn thờ cha mẹ.

Từ nỗi đau chiến tranh

Ngày cuối cùng trong chuyến đi công tác miền Trung, đúng hẹn, tôi đến thăm gia đình của cô nhân viên dưới quyền - Phan Thị Di đang công tác tại văn phòng của Báo CAND ở TP Đà Nẵng. Do có sự hẹn trước nên khi tôi đến đã có 3 cán bộ Công an trong gia đình này có mặt chờ tôi. Ngoài Phan Thị Di, còn có chồng cô là Đại tá Hoàng Minh Thống, Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Nam; kế đến là Thượng tá Công an Phan Thanh Sương.

Sau khi thắp nhang tưởng nhớ đến ông Phan Mau và bà Phan Thị Lai (bố, mẹ đẻ của anh em Phan Thị Di), những người đã hy sinh trong những năm chống Mỹ và được Nhà nước tặng thưởng "Bằng có công với nước", tự nhiên tôi liên tưởng đến hình ảnh cha tôi cũng là một cán bộ Công an hy sinh trong cuộc tấn công và nổi dậy vào mùa xuân năm 1968 tại chiến trường Sài Gòn. Song với gia đình tôi vẫn may mắn hơn anh em Di là còn lưu giữ tấm hình của cha để lại và coi đó là báu vật thiêng liêng để thế hệ con cháu biết đến ông. Còn anh em Di thì không có sự may mắn ấy. Trên bàn thờ của gia đình chỉ duy nhất là 2 tấm bằng "Tổ quốc ghi công" do Nhà nước trao tặng cho cha mẹ họ.

Hỏi ra mới rõ ngày cha mẹ hy sinh, chiến tranh quá ác liệt, sự sống và cái chết chỉ là sợi chỉ mong manh. Ở vào hoàn cảnh ấy, cả cha và mẹ của anh em Di đâu có điều kiện chụp một tấm hình để lại cho các con mình. Hơn nữa, ngày họ hy sinh, mấy anh em Di còn quá nhỏ.

Tiếp nối câu chuyện với anh em Phan Thị Di, tôi lại liên tưởng đến một lần cùng các cán bộ của Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam về trao tiền rồi tham gia cắt băng khánh thành lớp học mầm non của một xã thuộc huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Hai lần về Thăng Bình là 2 lần để lại trong tôi bao cảm xúc về đất và người nơi đây: Anh hùng trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, giờ đây Đảng bộ và người dân Thăng Bình lại đang nỗ lực vượt lên những tàn tích nặng nề do chiến tranh để lại, xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp.

Trở lại câu chuyện với tôi, Thượng tá Phan Thanh Sương bảo: Ba anh - ông Phan Mau là người sinh ra và lớn lên ở khu vực chợ Được, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Suốt cả 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, nơi đây được coi là cội nguồn của phong trào đấu tranh cách mạng. Do vậy khi đưa quân vào miền Nam nước ta, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai đã đổ quân và biến nơi đây thành địa bàn trắng để ngăn chặn các cuộc tấn công của quân và dân ta.

Chưa hết, tại đây chúng đã gây ra nhiều vụ thảm sát đẫm máu. Thấu hiểu nỗi đau và tội ác của quân xâm lược, ngay từ năm 1954, chàng thanh niên Phan Mau đã tham gia hoạt động cách mạng. Mấy năm sau, ông được tổ chức điều động về công tác ở lực lượng Công an, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Năm 1964, cách mạng miền Nam cũng như quê hương ông ngày một lớn mạnh, vùng giải phóng được mở rộng; ông Phan Mau được lãnh đạo Công an cấp trên giao cho phụ trách công tác an ninh ở 6 xã miền Đông, huyện Thăng Bình.

Tại đây, ông đã cùng các chiến sĩ an ninh bằng tài trí của mình ngày đêm bám đất, bám dân và lập nhiều chiến công xuất sắc, đặc biệt là trong cuộc tấn công và nổi dậy vào mùa xuân Mậu Thân năm 1968. Trong những cuộc chiến đấu ác liệt ấy, nhiều chiến sĩ Công an đã hy sinh, trong số đó có ông Phan Mau, người cha thân yêu của anh em Phan Thanh Sương và Phan Thị Di.

Người cha - ông Phan Mau hy sinh được 3 tháng thì lại một nỗi đau khủng khiếp đến với anh em Di. Đó là sự ra đi của người mẹ - bà Phan Thị Lai. Do còn quá nhỏ nên những gì trong ký ức về người cha và người mẹ của anh em Di chỉ được họ ghi nhận qua những câu chuyện của những người đồng đội hoạt động cùng thời với cha mẹ họ và bà con cô bác.

Với cha là vậy. còn mẹ - bà Phan Thị Lai, trong những năm tháng chiến tranh, bà tham gia hoạt động cách mạng, từng là Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Bình Triều, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Sau ngày chồng hy sinh, bà nén nỗi đau, vừa nuôi con vừa hoạt động cách mạng. Giữa năm ấy, trong một trận càn của địch bà bế cô con gái út (Phan Thị Di) trú xuống chiếc hầm bí mật. Địch phát hiện, chúng đốt nhà rồi xả súng xuống hầm bí mật, bà đã hy sinh khi 2 tay còn ôm cô con gái trong lòng. Rất may viên đạn chỉ sượt qua da đầu của Phan Thị Di.

Ngồi tiếp chuyện với tôi, Phan Thị Di nói: Ơn Đảng, ơn cách mạng mà mấy anh em em có được như ngày hôm nay. Nghe các cô, các bác cùng hoạt động với ba má em kể lại, nhiều lúc thấy ghê tởm về tội ác dã man của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Chúng không chỉ giết hại ba má em mà còn sát hại hàng vạn, hàng vạn người dân vô tội khác.

Lớn lên cùng đất nước

Theo Thượng tá Phan Thanh Sương thì sau khi cha mẹ hy sinh, nhà cửa bị địch đốt cháy trơ trụi, 4 anh em Phan Thanh Sương như đàn gà bị mất mẹ. Trong hoàn cảnh bi thương ấy, người anh cả Phan Thanh Xuân khi đó mới 12 tuổi đã xung phong đi bộ đội. Còn chị Hai (tức chị Phan Thị Tuyết) chấp nhận đi ở cho một gia đình ở quê. Theo chân chị, Phan Thanh Sương (8 tuổi) cũng phải chấp nhận đi ở để sống qua ngày.

Còn Phan Thị Di - cô gái út khi đó chưa đầy một tuổi rất may được người cô ruột cưu mang. Cuộc sống "chia đàn, sẻ nghé" của họ cứ như thế cho đến ngày miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất. Đây cũng là thời điểm mà người bác ruột - ông Phan Sừng, một cán bộ miền Nam, tập kết ra miền Bắc sau ngày đất nước sạch bóng quân xâm lược đã trở về Đà Nẵng. Nhìn thấy hoàn cảnh của anh em Phan Thanh Sương, ông đã đón về nuôi. Cả Sương và Di được người bác cho đi học.

Năm 1978, Phan Thanh Sương được tuyển vào công tác trong ngành Công an. Sau khi trải qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, anh được phân về công tác tại Trại cải tạo phạm nhân Tiên Lãnh, Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Công tác ở đây một thời gian đến đầu năm 1988, anh được điều về công tác tại Phòng Tham mưu Cảnh sát Công an TP Đà Nẵng. 2 năm sau, anh chuyển đến nhận công tác tại Phòng Công tác chính trị Công an tỉnh rồi chuyển tiếp về Phòng Cảnh sát bảo vệ.

Tại đây, ngay từ đầu năm 2004, anh đã được bổ nhiệm là Phó phòng Cảnh sát bảo vệ, Công an TP Đà Nẵng. Còn vợ anh - Trung tá Phan Thanh Xuân, hiện đang công tác tại Phòng Công tác chính trị, Công an Đà Nẵng.

Tiếp nối con đường của ông, cha, 2 cô con gái của vợ chồng Thượng tá Phan Thanh Sương là Phan Thị Sương Thoa và Phan Thị Sương Thúy đang theo học Trường Trung cấp An ninh 2 ở Long Thành, tỉnh Đồng Nai… Còn một con gái nữa của vợ chồng anh là Phan Thị Xuân Mai, hiện là sinh viên Đại học Sư phạm Đà Nẵng. Hôm đến thăm gia đình, tôi được biết: Cháu đang thực tập tại Báo Công an Đà Nẵng. Nguyện vọng của cháu sau khi tốt nghiệp muốn được tiếp bước con đường mà ba mẹ đã đi.

Đó là chuyện của gia đình Thượng tá Phan Thanh Sương; quay sang gia đình của cô gái út của vợ chồng ông Phan Mau là Phan Thị Di, người đồng nghiệp cùng cơ quan của tôi.

Theo lời Di thì sau ngày cha mẹ hy sinh, cô mới được mấy tháng tuổi, được người cô đưa về nuôi. Do không còn nguồn sữa mẹ nên ngày ngày người cô phải bồng Di ra chợ để xin bú nhờ. Năm 1976, người cô ruột, người mà Di vẫn coi như mẹ đẻ qua đời. Rất may vào đúng thời điểm ấy, người bác ruột trở về. Di được bác nuôi cho ăn học.

Đến năm 1987, theo diện con liệt sĩ, Di được đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài. Năm 1990 về nước và được nhận vào làm việc tại văn phòng Báo Nhân dân ở TP Đà Nẵng. Tại đây, vừa làm, vừa học, đến năm 2001, Di chuyển công tác về văn phòng thường trú Báo Công an nhân dân tại Đà Nẵng. Người chồng của Di là Đại tá Hoàng Minh Thống, hiện đang là Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Nam.

Qua câu chuyện tôi mới biết: Cha mẹ của Đại tá Hoàng Minh Thống đều tham gia hoạt động cách mạng và đều bị địch sát hại theo Luật 10 năm 1959. Cha mẹ anh sinh được 6 người con, trừ 2 chị gái bị mất hồi còn nhỏ, còn 3 người anh là bộ đội và đều đã hy sinh ở chiến trường. Như vậy trong gia đình còn lại duy nhất một mình anh.

Hôm gặp anh, tôi đề nghị được nghe anh kể về tấm gương hy sinh của cha mẹ và những người anh trai của mình, nhưng anh cứ chối đây đẩy. Anh bảo: "Tam Giang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam là quê hương anh. Đây là địa danh nằm sát trung tâm căn cứ quân sự Chu Lai của Mỹ - ngụy. Trong chiến tranh người ta vẫn gọi vùng này "Ban ngày của địch, ban đêm của ta". Cuộc chiến ác liệt lắm, đương nhiên tổn thất cũng nhiều, gia đình tôi cũng nằm trong số đó".

Đại tá Thống vừa dứt lời thì chị Di (vợ anh) đã nói: "Cùng hoàn cảnh mất cả cha lẫn mẹ nên chúng tôi mới gặp nhau và mới có được như ngày hôm nay".

 

                                                                               Theo Báo CAND

 

 

Các tin khác


Hình thành văn hóa giao thông "đã uống rượu, bia thì không lái xe"

Thông tin từ Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT), Công an tỉnh cho biết, trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5 vừa qua, toàn tỉnh xảy ra 2 vụ tai nạn giao thông (TNGT) làm 1 người chết, 3 người bị thương. So với cùng kỳ năm 2023 giảm 80% số vụ (2/10 vụ), giảm 50% số người chết (1/2 người), giảm 72,7% số người bị thương (3/11 người).

Công an huyện Yên Thủy liên tiếp bắt 3 vụ tàng trữ trái phép ma túy

Trong 4 ngày, từ 30/4 - 4/5, Công an huyện Yên Thuỷ liên tiếp bắt 3 vụ, 5 đối tượng tàng trữ trái phép chất ma tuý. Trong đó, 4 đối tượng cư trú ngoài địa bàn.

Đồng bộ, quyết liệt phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh thời gian qua có nhiều chuyển biến rõ nét, tích cực. Để có được kết quả đó là do cấp ủy, chính quyền các cấp đã huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN, TC) một cách quyết liệt, đồng bộ, thống nhất cao từ trên xuống dưới...

Bắt 4 đối tượng tạt sơn vào nhiều xe ô tô

Ngày 4/5, Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết đã làm rõ thông tin và bắt 4 đối tượng liên quan đến vụ 6 xe ô tô bị tạt sơn tại phường Định Công.

Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái bị khởi tố, bắt tạm giam

Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang.

Bắt cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

Trung tướng Tô Ân Xô cho biết cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt giam cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục