Huyện Lương Sơn đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân. Ảnh: Tiểu phẩm “Chồng rượu, vợ đề” với sự tham gia của hòa giải viên Hoàng Thị Hậu, thị trấn Lương Sơn - thí sinh đoạt giải nhất hội thi hòa giải viên giỏi năm 2012. (Ảnh: Vũ Hà)

Huyện Lương Sơn đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân. Ảnh: Tiểu phẩm “Chồng rượu, vợ đề” với sự tham gia của hòa giải viên Hoàng Thị Hậu, thị trấn Lương Sơn - thí sinh đoạt giải nhất hội thi hòa giải viên giỏi năm 2012. (Ảnh: Vũ Hà)

(HBĐT) - Những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật (TTPBPL) cho người dân được các cấp, ngành trong toàn tỉnh tập trung quan tâm tổ chức thực hiện để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động. Đặc biệt, thực hiện “Đề án TTPBPL cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) từ năm 2009-2012”, các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh đã thường xuyên lồng ghép công tác TTPBPL vào chương trình công tác của đơn vị, lựa chọn các hình thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, địa phương trên địa bàn tỉnh, qua đó đã tạo được bước chuyển biến về kiến thức luật pháp, ý thức chấp hành pháp luật của mọi tầng lớp nhân dân nói chung.

 

Để tiếp tục nâng cao hiểu biết pháp luật, tạo chuyển biến mạnh về ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, từng bước hình thành nếp văn minh, sống và làm việc theo pháp luật của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đối với người dân nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số góp phần đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, ngày 31/10/2012, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 43/KH-UBND về việc tổ chức triển khai thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phố biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2013-2016 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình”. Mục tiêu cơ bản của Đề án là đến năm 2016: trên 80% người dân nông thôn và đồng bào DTTS được TTPB các quy định pháp luật về: lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, chính sách dân tộc, bình đẳng giới, hôn nhân - gia đình, phòng - chống bạo hành gia đình và các quy định pháp luật khác có liên quan phù hợp với từng đối tượng, từng địa bàn; trên 95% CB-CC-VC làm việc trong các cơ quan, đơn vị có liên quan đến người dân nông thôn và đồng bào DTTS được trang bị kiến thức pháp luật thuộc lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ của mình và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

 

Các giải pháp chủ yếu thực hiện Đề án được đưa ra là: xây dựng, hoàn thiện thể chế về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào DTTS, tăng cường phối hợp, hợp tác giữa các cơ quan, đơn vị trong công tác này; khảo sát, thực hiện thí điểm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào DTTS; các giải pháp về chuyên  môn, kỹ thuật tuyên truyền, phổ biến pháp luật; đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác TTPBPL, lồng ghép việc thực hiện Đề án này với thực hiện các chương trình, đề án khác; phát huy sức mạnh, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào DTTS; thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát; định kỳ sơ kết, tổng kết việc tổ chức thực hiện Đề án.

 

Đề án được chia làm 2 giai đoạn thực hiện: giai đoạn I: từ quý IV/2012 đến hết năm 2013; giai đoạn II: từ năm 2014 đến hết năm 2016. Đối tượng      thụ hưởng chính Đề án là: người dân nông thôn, đồng bào DTTS, CB-CC làm việc tại các cơ quan, đơn vị có liên quan đến người dân nông thôn và đồng bào DTTS, tuyên truyền viên pháp luật cấp xã.

 

Với đặc điểm là tỉnh miền núi, đồng bào DTTS chiếm trên 73,5%, dân số nông thôn chiếm khoảng 85% dân số toàn tỉnh, Đề án “Tuyên truyền, phố biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào DTTS giai đoạn 2013 - 2016 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình” sẽ nhanh chóng đi vào cuộc sống, tiếp tục góp phần tích cực nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh.                                 

 

 

                                                                    Linh Ngọc

                                                         (Văn phòng UBND tỉnh)

 

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật giao thông cho học sinh

Thời gian qua, Công an huyện Tân Lạc đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT) cho học sinh, nhất là học sinh tại các xã vùng cao, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật giao thông cho lứa tuổi học đường.

Triệu tập người bán dứa cho du khách nước ngoài với giá "cắt cổ"

Sau khi yêu cầu Công an của 18 phường trên địa bàn quận rà soát, Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã xác định và mời người bán hàng rong lên trụ sở để làm rõ việc bán 3 quả dứa cho khách du lịch nước ngoài với giá 500.000 đồng.

Cảnh báo nguy cơ tấn công mã hoá đánh cắp dữ liệu nhân sự

Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông - TT&TT), chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đang điều tra một cuộc tấn công mạng sau khi các tác nhân đe dọa vi phạm hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) để đánh cắp dữ liệu nguồn nhân lực.

Quản lý, giáo dục thanh, thiếu niên gây rối trật tự công cộng

Thời gian qua, lực lượng Công an toàn tỉnh liên tiếp phát hiện, ngăn chặn nhiều nhóm đối tượng thanh, thiếu niên (TTN) điều khiển phương tiện không chấp hành quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, mang theo hung khí nguy hiểm gây rối trật tự công cộng (TTCC). Điều này gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Đâu là nguyên nhân và làm gì để quản lý, giáo dục, phòng ngừa tội phạm vi phạm pháp luật (VPPL) trong TTN?

Tìm người bị hại trong vụ án “Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép”

Ngày 25/4, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh cho biết, đơn vị hiện đang điều tra vụ án "Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép”, xảy ra trên địa bàn tỉnh theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 01/QĐ-ANĐT-Đ2 ngày 14/02/2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục