Chánh án TAND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình tỉnh trao đổi với phóng viên Báo Hòa Bình những vấn đề liên quan đến thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc. Ảnh: PV

Chánh án TAND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình tỉnh trao đổi với phóng viên Báo Hòa Bình những vấn đề liên quan đến thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc. Ảnh: PV

(HBĐT) - Trên thế giới, hiện gần 80 nước đang áp dụng án tử hình, trên 30 nước áp dụng hình thức tiêm thuốc độc để thi hành án tử hình. Sở dĩ nhiều nước lựa chọn cách tử hình này vì không tạo ra những cảnh phạm nhân gào thét vì đau đớn.

 

Ngày 17/6/2011, Luật Thi hành án hình sự  (THAHS) đã được QH thông qua. Theo đó, từ ngày 1/7/2011, Việt Nam áp dụng duy nhất một phương thức thi hành án tử hình là tiêm thuốc độc, đây là hình thức ít gây đau đớn cho người bị thi hành án, đảm bảo tử thi còn nguyên vẹn và giảm áp lực tâm lý cho người trực tiếp thi hành án. Theo quy trình, trước khi bị đưa ra thi hành án tử hình, người chấp hành án được viết thư, ghi âm lời nói gửi lại thân nhân. Việc mai táng và quản lý mộ của người đã bị thi hành án do cơ quan THAHS Công an cấp tỉnh, cơ quan THAHS cấp quân khu cùng chính quyền xã nơi thi hành án có trách nhiệm thực hiện. Nếu thân nhân hoặc đại diện của tử tù có nhu cầu nhận tử thi về an táng thì phải làm đơn gửi và được Chánh án tòa án đã xét xử sơ thẩm chấp thuận bằng văn bản. Việc giao nhận tử thi sẽ được thực hiện trong 24h kể từ khi thông báo. Hết thời hạn này mà người có đơn đề nghị không đến nhận thì cơ quan THAHS có trách nhiệm an táng.

 

Để thực hiện quy định pháp luật mới này, Bộ Công an và các bộ, ngành đã ban hành các văn bản quy định rõ cách thức, phương thức, trình tự tiêm thuốc độc trong thi hành án tử hình. Tổ chức tập huấn kỹ về cách thức áp dụng hình thức tiêm thuốc độc cho các bác sĩ pháp y, cán bộ KTHS, cán bộ trại giam, thẩm phán, KSV của các ngành công an, kiểm sát, tòa án. Sau thời gian chuẩn bị, Bộ Công an đã hoàn thành việc xây dựng 5 phòng thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc theo cụm khu vực tại TP: Hà Nội, Hồ Chí Minh và các tỉnh: Sơn La, Nghệ An, Đắc Lắc. Đây là căn phòng được thiết kế gồm 3 phần: khu vực chuẩn bị tiêm, khu vực dành cho những người chứng kiến tiêm gồm cán bộ tư pháp như: Thẩm phán, cán bộ trại giam, kiểm sát viên, ủy viên Hội đồng thi hành án, bác sĩ pháp y theo dõi việc tiêm thuốc độc và khu vực đặt giường nằm dành cho tử tội. Thuốc tiêm để sử dụng cho thi hành án tử hình gồm: thuốc gây mê; thuốc dùng để làm liệt hệ thần kinh và cơ bắp và thuốc dùng để ngừng hoạt động của tim. Tỉnh ta cùng các tỉnh: Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái thực hiện thi hành án tử hình tại Trại tạm giam CA tỉnh Sơn La (TP Sơn La).

 

Hiện tại, tỉnh ta có 24 can phạm bị tuyên án tử hình, trong đó có 6 trường hợp Chủ tịch nước đã bác đơn ân xá. Nguyễn Văn Tuấn, quê ở Phủ Cừ (Hưng Yên) phạm tội giết người, cướp của là bị cáo đầu tiên tỉnh ta thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc. Đồng chí Hà Quang Dĩnh, Chánh án TAND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình tỉnh cho biết: thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc thể hiện rõ chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện đã phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc cần sớm được tháo gỡ. Trước đây, khi thi hành án tử hình bằng xử bắn, tỉnh ta tiến hành tại trường bắn thuộc địa bàn xã Thu Phong (Cao Phong) cách Trại tạm giam Công  an tỉnh khoảng 10 km nhưng thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc phải đưa bị cáo lên TP Sơn La, cách xa hơn 300 km nên rất tốn kém về lực lượng, phương tiện, kinh phí. Để bảo đảm ANTT trên tuyến, ngoài Hội đồng THA của tỉnh là lực lượng dẫn giải, bảo vệ lên tới hơn 100 người. Theo đó, chi phí cho 1 trường hợp thi hành án tử hình bằng thuốc độc đã ngốn mất gần 300 triệu đồng. Trong khi đó, toàn bộ chi phí cho 1 trường hợp xử bắn chỉ hết 25 triệu đồng. Phương tiện phục vụ cho việc thi hành án tử hình bằng thuốc độc cũng chưa được trang bị đồng bộ. Cụ thể, trường hợp thi hành án tử hình đối với bị cáo Nguyễn Văn Tuấn, do chưa có xe chuyên dùng nên sau khi THA xong, xe dẫn giải phạm nhân của Trại tạm giam Công an tỉnh trở thành xe chở tử thi từ Sơn La về nhà xác Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý và tinh thần của cán bộ, chiến sĩ điều khiển phương tiện. Quá trình di chuyển tử tù từ Trại tạm giam đến địa điểm thi hành án và ngược lại cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm vì đa số bị cáo phạm tội giết người, buôn bán ma túy nên rất có thể sẽ xảy ra tình huống cướp phạm, tấn công cướp xác hoặc trả thù nên càng phải tăng cường lực lượng dẫn giải, bảo vệ, đảm bảo ANTT trên tuyến. Thêm nữa, theo quy định mới, thân nhân của tử tù được phép nhận tử thi về an táng nhưng các cơ quan chức năng vẫn phải bố trí lực lượng để đảm bảo ANTT cho đến khi gia đình an táng xong. Vì thế  phát sinh thêm kinh phí cho nhiệm vụ này. Bên cạnh đó, quá trình thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc tính răn đe không cao bằng xử bắn vì người dân không được phép có mặt tại nơi thi hành án chỉ có Hội đồng thi hành án và các lực lượng chức năng.

 

Tiêm thuốc độc để thi hành án tử hình là một vấn đề mới ở nước ta. Hy vọng những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi sớm được tháo gỡ để việc áp dụng biện pháp tử hình mới sẽ góp phần thể hiện chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ ANTT đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

 

 

 

                                                                     Đức Phượng

 

 

Các tin khác


Tiếp bước Điện Biên, tiến lên giành “3 nhất”

Trung tá Bùi Mạnh Quyền, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Lạc Sơn cho biết: Chiến thắng Điện Biên Phủ mãi mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử và niềm tự hào của dân tộc Việt Nam; là sức mạnh tinh thần, nguồn cổ vũ, động viên to lớn, đồng thời để lại nhiều bài học quý giá đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Việc triển khai thực hiện Dự án Khu đô thị mới Trung Minh A tuân thủ đầy đủ, nghiêm túc các quy định của pháp luật

Thời gian qua, trước một số thông tin về việc quá trình triển khai Dự án Khu đô thị mới (KĐT) Trung Minh A thuộc phường Trung Minh (TP Hòa Bình) chưa tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật, các cơ quan chức năng của tỉnh đã có ý kiến phản hồi và khẳng định: Quá trình triển khai thực hiện dự án, UBND tỉnh và nhà đầu tư (NĐT) đã tuân thủ đầy đủ, nghiêm túc các quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng...

Bắt đối tượng dùng dao đâm trọng thương cán bộ Công an xã Vũ Bình

Công an huyện Lạc Sơn cho biết, đơn vị vừa truy bắt nhanh đối tượng tấn công gây trọng thương cán bộ Công an khi đang làm nhiệm vụ.

Doanh nghiệp tự ý sử dụng thông tin cá nhân để khai khống thu nhập là hành vi vi phạm pháp luật

Vừa qua, một số Cục Thuế địa phương phát hiện hành vi liên doanh nghiệp (DN) sử dụng thông tin của cá nhân (tên, mã số thuế, số căn cước công dân) để kê khai, tính chi phí tiền lương, tiền công khi xác định nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp trong khi không phát sinh chi trả thu nhập trên thực tế cho cá nhân đó.

Tháng 4/2024, xảy ra 1.995 vụ tai nạn giao thông, làm chết 845 người

Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết, tháng 4/2024 (số liệu báo cáo tính từ ngày 15/3 đến ngày 14/4), toàn quốc xảy ra 1.995 vụ tai nạn giao thông, làm chết 845 người và làm bị thương 1.537 người. So với tháng cùng kỳ năm 2023 tăng 334 vụ (20,11%), giảm 62 người chết (6,84%), tăng 431 người bị thương (38,97%).

Danh sách 20 website giả mạo Cổng Dịch vụ công quốc gia, ngân hàng

Qua kiểm tra và phân tích, các chuyên gia của Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) nhận thấy có nhiều trường hợp lừa đảo giả mạo các mạng xã hội, ngân hàng, thư điện tử, Cổng Dịch vụ công quốc gia...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục