Lãnh đạo và các hội viên CCB thành phố Hòa Bình thăm quan mô hình trồng rừng của CCB Nguyễn Trung Thành tại xã Bình Thanh (Cao Phong).

Lãnh đạo và các hội viên CCB thành phố Hòa Bình thăm quan mô hình trồng rừng của CCB Nguyễn Trung Thành tại xã Bình Thanh (Cao Phong).

(HBĐT) - Trong chiến đấu, họ là những người lính quả cảm chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ Tổ quốc. Dù xuất thân từ chiến sĩ biên phòng, quân y hay cán bộ hậu cần, sĩ quan… về với đời thường, những chiến sĩ ấy tiếp tục phát huy bản chất truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, không lùi bước trước khó khăn, thử thách, đoàn kết cùng vượt lên giành nhiều thắng lợi trên trận tuyến mới - trận tuyến phát triển kinh tế, chống đói - nghèo, lạc hậu.

 

Chúng tôi đến thăm gia đình thương binh hạng 1/4 Đinh Gia Tải ở xóm Yên Sơn, xã Yên Lạc (Yên Thủy), nhìn cơ ngơi khang trang với đầy đủ tiện nghi, được nghe ông kể về  thành quả phát triển kinh tế, ít ai biết gia đình ông từng trải qua thời kỳ vất vả, khó khăn, bản thân ông đang mang trong mình thương tật do chiến tranh để lại. Rời quân ngũ về với đời thường, ông từng bươn chải nhiều nghề để kiếm sống. Năm 2008, được bạn bè, đồng đội giúp đỡ, ông đã mạnh dạn xây dựng cơ sở sản xuất gạch bê tông. Không quản ngại khó khăn, ông đi nhiều nơi tìm đầu mối tiêu thụ, kiên trì giữ uy tín, chất lượng. Sau một thời gian, cơ sở của ông đã được nhiều địa phương khác cũng như nhân dân trong vùng đến thăm quan, học tập kinh nghiệm và đặt mua hàng với số lượng lớn. Hiện nay, với công suất từ 1.800 - 2.000 viên/ngày, cơ sở sản xuất gạch bê tông của gia đình CCB Đinh Gia Tải tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động với mức thu nhập bình quân từ 3,5 - 4 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, gia đình ông còn chăn nuôi lợn thịt, trung bình mỗi năm thu về trên 100 triệu đồng. Tổng thu nhập của gia đình mỗi năm đạt trên 200 triệu đồng.

 

Một tấm gương khác đại diện cho những CCB vươn lên từ gian khó, đó là CCB Đinh Hữu Khải ở xóm Long Giang, xã Lạc Long (Lạc Thủy). Năm 1975, sau 7 năm tham gia nghĩa vụ quốc tế tại nước bạn Lào, về với đời thường, cuộc sống gia đình ông rất khó khăn, bấp bênh. Với bản chất người lính, năm 1989, ông mạnh dạn nhận khoán 3,6 ha đất lâm nghiệp gần nhà đầu tư trồng rừng kết hợp với chăn nuôi để lấy ngắn nuôi dài. Đến năm 2008, ông đầu tư thêm 1,8 ha đất rừng để trồng cây ăn quả và mở rộng mô hình trang trại. Xuất phát từ ý chí không chịu lùi bước trước khó khăn, đến nay, cơ ngơi của gia đình ông Khải đã có 4,2 ha keo và 1,8 ha cây ăn quả. Bên cạnh đó, gia đình còn có 2 con lợn nái, 6 con lợn thịt và trên 40 con gà đẻ. Thu nhập từ mô hình trồng rừng, chăn nuôi kết hợp, gia đình ông thu trên 100 triệu đồng/năm  (đã trừ chi phí).

 

Đến xóm Tân Hương 2, xã Thanh Hối (Tân Lạc), hỏi thăm về CCB Trần Phượng  ai cũng tỏ ý khâm phục, quý mến. Rời quân ngũ năm 1976, ông về công tác tại huyện Tân Lạc. Cũng từ đây, ông bắt đầu yêu thích loài ong, sau khi nghỉ hưu, ông Phượng nghĩ đến việc nuôi ong lấy mật để cải thiện đời sống gia đình. Từ 1 - 2 thùng ong nuôi ban đầu, sau thời gian tích lũy kinh nghiệm, đặc tính của loài ong như: xây tổ, chia đàn, mùa hoa nở, mùa ong đi lấy mật, biết cách luân chuyển đàn ong..., từ đó ông đã nhân số lượng đàn ong. Đến nay, gia đình ông có trên 100 thùng ong do ông tự thiết kế (trên diện tích rộng hơn 2.000 m2). Mỗi năm cho thu vài trăm lít mật với giá hiện nay từ 160.000 - 170.000 đồng/lít, mỗi năm thu nhập từ nuôi ong được 70 - 80 triệu đồng. Hương vị mật ong rừng của gia đình ông đã có tiếng, nhiều người ở địa phương và các huyện lân cận đến mua, học hỏi và ông không ngần ngại chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ nuôi ong đến tìm hiểu. Ngoài nuôi ong, gia đình ông còn trồng 10 ha keo tai tượng và nhiều loại cây cảnh khác... Có thể nói, những việc làm ý nghĩa mà CCB Trần Phượng và những CCB khác đang thực hiện được ví như những giọt mật ngọt ngào của loài ong đang hàng ngày hăng say, không quản khó nhọc để dâng đời niềm vui, niềm hạnh phúc.

 

Đó chỉ là 3 trong nhiều CCB tiêu biểu của tỉnh đi đầu trên trận tuyến mới - trận tuyến phát triển KT-XH, chống đói nghèo, lạc hậu. Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có trên 8.600 mô hình CCB làm kinh tế trong các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, trang trại, gia trại, trong đó có khoảng 6.795 mô hình thu nhập từ 300 triệu đến hàng tỷ đồng/năm. Sáng mãi phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, các CCB đã phấn đấu không ngừng, luôn tiên phong trong phong trào phát triển KT-XH ở địa phương. Được thăm quan mô hình kinh tế và nghe những câu chuyện làm ăn của các CCB năm xưa, chúng tôi thầm cảm phục ý chí vươn lên của những người lính - Họ đã và đang làm giàu cho gia đình, quê hương, đất nước.

 

                                                                                  

 

                                                                                  Hoàng Huy

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật giao thông cho học sinh

Thời gian qua, Công an huyện Tân Lạc đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT) cho học sinh, nhất là học sinh tại các xã vùng cao, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật giao thông cho lứa tuổi học đường.

Triệu tập người bán dứa cho du khách nước ngoài với giá "cắt cổ"

Sau khi yêu cầu Công an của 18 phường trên địa bàn quận rà soát, Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã xác định và mời người bán hàng rong lên trụ sở để làm rõ việc bán 3 quả dứa cho khách du lịch nước ngoài với giá 500.000 đồng.

Cảnh báo nguy cơ tấn công mã hoá đánh cắp dữ liệu nhân sự

Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông - TT&TT), chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đang điều tra một cuộc tấn công mạng sau khi các tác nhân đe dọa vi phạm hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) để đánh cắp dữ liệu nguồn nhân lực.

Quản lý, giáo dục thanh, thiếu niên gây rối trật tự công cộng

Thời gian qua, lực lượng Công an toàn tỉnh liên tiếp phát hiện, ngăn chặn nhiều nhóm đối tượng thanh, thiếu niên (TTN) điều khiển phương tiện không chấp hành quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, mang theo hung khí nguy hiểm gây rối trật tự công cộng (TTCC). Điều này gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Đâu là nguyên nhân và làm gì để quản lý, giáo dục, phòng ngừa tội phạm vi phạm pháp luật (VPPL) trong TTN?

Tìm người bị hại trong vụ án “Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép”

Ngày 25/4, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh cho biết, đơn vị hiện đang điều tra vụ án "Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép”, xảy ra trên địa bàn tỉnh theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 01/QĐ-ANĐT-Đ2 ngày 14/02/2024.

Phường Thống Nhất cần sớm giải quyết dứt điểm trường hợp xây dựng lấn chiếm đất

Qua đường dây nóng, Báo Hòa Bình nhận được thông tin kiến nghị của bà Đỗ Thị Dung, trú tại xã Tinh Nhuệ, huyện Thanh Sơn (Phú Thọ); đại diện hộ ông Đỗ Văn Tuận và bà Nguyễn Thị Liễu, tổ 6, phường Thống Nhất đề nghị UBND phường Thống Nhất và các cơ quan chức năng TP Hòa Bình giải quyết dứt điểm việc hộ ông Vũ Công Tuyên xây dựng nhà xưởng trái phép, lấn chiếm đất của các hộ giáp ranh ở thửa đất tại tổ 6, phường Thống Nhất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục