Các thí sinh tại điểm thi Trường Đại học Thủy lợi ra về sau khi kết thúc môn Sinh học chiều 4-7

Các thí sinh tại điểm thi Trường Đại học Thủy lợi ra về sau khi kết thúc môn Sinh học chiều 4-7

Kỳ thi THPT quốc gia 2016 cho đến thời điểm này đã nhận được những phản hồi tích cực từ phía phụ huynh, thí sinh và xã hội về công tác tổ chức thi. Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá đây là một kỳ thi thành công và xem như "phép thử quan trọng" công tác thi và tuyển sinh theo hướng nhẹ nhàng hiệu quả hơn trong những năm tới.

 

Chiều 4-7, sau khi môn thi cuối cùng của Kỳ thi THPT quốc gia 2016 kết thúc, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã tổ chức họp báo, thông báo kết thúc công tác coi thi của kỳ thi dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga.

Theo Thứ trưởng, kỳ thi ngay từ đầu đã được chuẩn bị chu đáo. Rút kinh nghiệm của năm ngoái, năm nay ngay từ khâu làm thủ tục cho thí sinh đã được làm tốt, những sai sót căn bản liên quan đến thí sinh hầu như không có. Các khâu tiếp theo trong suốt quá trình tổ chức thi cũng đã được làm tốt giúp tất cả các thí sinh vào phòng thi bình tĩnh, tự tin.

Một trong những điểm điều chỉnh, cũng được coi như một bước tiến lớn của kỳ thi năm nay là việc cụm thi do các trường đại học chủ trì được tổ chức ở tất cả các tỉnh/TP trực thuộc T.Ư. Đã có 120 cụm thi trên cả nước (50 cụm thi do sở GD-ĐT chủ trì, 70 cụm thi do trường đại học chủ trì), trong khi năm 2015 là 99 cụm thi (61 cụm do sở GD-ĐT chủ trì và 38 cụm do trường đại học chủ trì).

 

 Lãnh đạo Bộ GD-ĐT tại buổi Họp báo chiều 4-7

Thứ trưởng thừa nhận sự mở rộng số lượng cụm thi là thách thức rất lớn đối với Bộ GD-ĐT. "Ban đầu Bộ GD-ĐT băn khoăn, lo lắng về việc mở rộng thêm tất cả các cụm thi tại địa phương, nhưng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã có chỉ đạo rất quyết liệt về công tác thi để giảm nhẹ áp lực cho thí sinh cũng như sự vào cuộc mạnh mẽ của các địa phương, các trường đại học..."-Thứ trưởng Bùi Văn Ga chia sẻ - "Việc tăng các cụm thi trên cả nước chính là phép thử đánh giá cho năng lực tổ chức kỳ thi".

Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho rằng, đến kỳ thi năm nay, công tác tổ chức thi đã có những bước đổi mới căn bản thể hiện: từ nhiều kỳ thi trước đây, chỉ còn 1 kỳ thi duy nhất, và việc tăng số cụm thi tại tất cả các địa phương trong cả nước. Cùng với giải pháp cho phép thí sinh ở các vùng giáp ranh có thể lựa chọn cụm thi nào phù hợp với bản thân...đã góp phần tạo nên thành công cho kỳ thi, nhận được sự đồng tình của thí sinh và nhân dân.

Bộ GD-ĐT cũng giải đáp các thắc mắc, những câu hỏi về tính nghiêm túc giữa các cụm thi, công tác đề thi, công tác chấm thi và công bố kết quả, việc xét tuyển...

Về những lo ngại chung quanh tính công bằng, mức độ nghiêm túc giữa các loại hình cụm thi, Thứ trưởng Bùi Văn Ga khẳng định: " Cụm thi nào đều nghiêm túc, an toàn như nhau" khi có sự phối hợp chặt chẽ giữa địa phương và các trường đại học. "Chúng ta không cần lo lắng đến tính nghiêm túc của hai loại hình cụm thi nữa" – Thứ trưởng khẳng định.

Công tác ra đề thi Kỳ thi THPT quốc gia 2016 được Bộ GD-ĐT thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt trong các khâu. "Bộ đã triệu tập những thầy cô giáo có kinh nghiệm, nhiều năm làm đề thi, am hiểu về xây dựng ma trận đề thi, nắm vững chương trình phổ thông..." .

Điều đặc biệt, đề thi năm nay đạt mục tiêu phân loại tốt khi câu hỏi trong các đề thi được ra theo mức: dễ, trung bình, khó. Ở mức khó, khác với năm trước, câu hỏi được chia ra nhiều mức khó, để tạo kết quả phân bố rộng hơn, tiện cho các trường đại học xét tuyển hơn.
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng đào tạo cho biết thêm: "Tất cả các câu hỏi trong đề thi năm nay không vượt qua kiến thức chuyên môn lớp 12" Còn đối với những câu hỏi mở trong đề thi, đáp án cũng sẽ theo hướng mở. "Hướng dẫn chấm, đáp án sẽ có gợi ý một số nội dung để đáp ứng mục tiêu câu hỏi. Tất cả những câu trả lời của thí sinh bằng năng lực của mình, sự sáng tạo, tâm tư tình cảm của bản thân, nếu không sai với mục tiêu câu hỏi, không vi phạm pháp luật, vi phạm thuần phong mỹ tục Việt Nam thì đều được tính điểm" - ông Mai Văn Trinh khẳng định.

Theo lịch tuyển sinh, đến ngày 20-7 tất cả các cụm thi phải hoàn thành công tác chấm thi. Sau khi các cụm thi chấm thi xong kết quả sẽ gửi đến Bộ GD-ĐT và sau đó điểm thi sẽ được công bố phân tán theo các cụm thi. Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, năm nay, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đã được chuẩn bị tốt "sẽ không có hiện tượng nghẽn mạng như năm ngoái" – ông khẳng định.

Về công tác xét tuyển cũng sẽ không tồn tại những bất cập như trong năm đầu tiên. Thí sinh sẽ không "rút ra nộp vào" mà phải cân nhắc dựa trên kết quả bài thi của mình và dữ liệu điểm chuẩn tuyển sinh của các trường từ năm trước để nộp hồ sơ.

Trong những năm tiếp theo, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục bàn thảo với các trường để quyết định phương thức tổ chức trên tinh thần tôn trọng Luật Giáo dục, theo hướng tuyển sinh đại học là nhiệm vụ của các trường với mục tiêu làm thế nào để nhẹ nhàng nhất đồng thời bảo đảm quyền lợi cho thí sinh.

 

 

                                                                             Theonhandan

 

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục